Nhóm nito
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy các muối amoni nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH3?

Đáp án:
  • Câu A. NH4Cl, NH4NO3, NH4HCO3

  • Câu B. NH4Cl, NH4NO3, NH4NO2

  • Câu C. NH4Cl, CH3COONH4, (NH4)2CO3 Đáp án đúng

  • Câu D. NH4NO3, NH4NO3, (NH4)2CO3

Giải thích:

Các muối không có tính oxi hóa sẽ cho ra khí NH3. A. NH4Cl, NH4NO3, NH4NO2 -> Loại vì có NH4NO3. B. NH4Cl, NH4NO3, NH4NO2 -> Loại vì có NH4NO3. C. NH4Cl, CH3COONH4, (NH4)2CO3 D. NH4NO3, NH4NO3, (NH4)2CO3 -> Loại vì có NH4NO3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố, giải thích: a) Tại sao từ nitơ đến bitmut tính phi kim của các nguyên tố giảm dần? b) Tại sao tính phi kim của nitơ yếu hơn so với oxi và càng yếu hơn so với flo?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố, giải thích:

a) Tại sao từ nitơ đến bitmut tính phi kim của các nguyên tố giảm dần?

b) Tại sao tính phi kim của nitơ yếu hơn so với oxi và càng yếu hơn so với flo?


Đáp án:

a) Trong nhóm VA đi từ N đến Bi độ âm điện giảm ⇒ Tính phi kim giảm vì độ âm điện đặc trưng cho tính phi kim.

b) Các nguyên tố N, O và F thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn. Theo quy luật của một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện tăng, tính phi kim tăng.

Vì vậy tính phi kim: 7N < 8O < 9F.

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
- Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là


Đáp án:

nNaOH = 2Glu + nHCl = 0,65 mol

Xem đáp án và giải thích
Bài tập nhận biết đồng phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hai hợp chất hữu cơ nào sau đây là đồng phân của nhau?


Đáp án:
  • Câu A. amilozơ và amilopectin.

  • Câu B. anilin và alanin.

  • Câu C. vinyl axetat và metyl acrylat.

  • Câu D. etyl aminoaxetat và alpha-aminopropionic.

Xem đáp án và giải thích
Rượu etylic phản ứng được với natri vì
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Rượu etylic phản ứng được với natri vì sao?


Đáp án:

Rượu etylic phản ứng được với natri vì trong phân tử có nhóm – OH.

Xem đáp án và giải thích
Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? Viết các phương trình hóa học xảy ra?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? Viết các phương trình hóa học xảy ra?


Đáp án:

Bằng phương pháp phân hủy nước bằng dòng điện hoặc tổng hợp nước (thực nghiệm) để chứng minh thành phần định tính và định lượng của nước

PTHH: 2H2O → 2H2 + O2

            2H2 + O2 → 2H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…