Nhiệt độ sôi (độ C) của một số dẫn xuất halogen cho trong bảng sau:
Công thức | X=F | X=Cl | X=Br | X=I | X = H |
CH3 X | -78 | -24 | 4 | 42 | -162 |
CHX3 | -82 | 61 | 150 | Thăng hoa 210 | -162 |
CH3 CH2X | -38 | 12 | 38 | 72 | -89 |
CH3 CH2CH2X | -3 | 47 | 71 | 102 | -42 |
(CH3 )2CHX | -10 | 36 | 60 | 89 | -42 |
C6H5X | 85 | 132 | 156 | 188 | 80 |
a) Hãy cho biết sự biến đổi nhiệt độ sôi ghi trong bảng có theo quy luật nào không?
b) Hãy ghi nhiệt độ sôi của các hidrocacbon vào cột cuối cùng của bảng và so sánh với nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen tương ứng rồi rút ra nhận xét.
a) Quy luật biến đổi nhiệt độ sôi
- Ở nhiệt độ thường CH3 F,CH3 Cl,CH3 Br là chất khí; CH3 I là chất lỏng.
- Trong hợp chất RX (R là gốc hidrocacbon , X là halogen)
+ nhiệt độ sôi tăng dần khi X lần lượt được thay thế bằng F, Cl, Br, I
+ nhiệt độ sôi tăng dần khi R tăng.
b) Nhiệt sộ sôi dẫn xuất halogen cao hơn nhiệt độ sôi các ankan tương ứng.
- các hợp chất hữu cơ đồng phân về mạch cacbon thì đồng phân mạch thẳng có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân mạch nhánh do hiệu ứng Van dec Van.
Khử hoàn toàn 0,1 mol oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao, rồi dẫn sản phẩm tạo thành vào dung dịch nước vôi trong dư, thấy tạo thành 30 gam kết tủa. Xác định công thức của oxit sắt.
nCO2 = nCO = 0,3 (mol) = nO trong oxit
Cứ 0,1 mol FexOy có 0,3 mol nguyên tử O ⇒ y = 3 ⇒ x = 2
Công thức của oxit là Fe2O3
Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:
a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?
b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó?
c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
a) Không được phép có trong nước uống vì tính độc hại: Pb(NO3)2
b) Không độc nhưng cũng không nên có trong nước uống vì vị mặn của nó: NaCl
c) Không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaCO3
PTHH: CaCO3 --t0--> CaO + CO2
d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaSO4.
Một loại nước cứng tạm thời chứa ion Ca2+. Cô cạn 100 ml dung dịch nước cứng này thu được 156,8 ml CO2 (đktc). Để loại bỏ tính cứng tạm thời của 1 lít nước cứng này cần dùng tối thiếu số ml dung dịch NaOH 0,1M là bao nhiêu?
nCa(HCO3)2 = nCO2 = 7.10-3 mol
Ca(HCO3)2 + NaOH --> CaCO3 + NaHCO3 + H2O
7.10-3 7.10-3
VNaOH = 70 ml
Cho 12,8 gam kim loại A hóa trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu muối B. Hòa tan B vào nước thu được 400ml dung dịch C. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt là 12,0 gam, nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. Xác định kim loại A và nồng độ mol của kim loại B trong dung dịch C.
số mol FeCl2 là n = 0,25 . 0,4 = 0,1 (mol)
gọi x là số mol Fe phản ứng
khối lượng kim loại tăng là Δm = mA - mFe = Ax – 56x = 0,8
x = 0,1 → A.0,1 – 56.0,1 = 0,8 → A = 64. A là Cu
số mol Cu là nCu = 12,8/64 = 0,2 (mol)
số mol CuCl2 → n(CuCl2) = nCu = 0,2 (mol)
nồng độ mol/l CuCl2 là C(M(CuCl2)) = 0,2/0,4 = 0,5 M
Đốt 7,8 gam hỗn hợp Al và Mg trong O2 dư, thu được 14,2 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Giá trị của V là
nO = (mX - mKL)/16 = 0,4 mol
=> nH2SO4 = nH2O = nO = 0,4 mol
=> V = 400ml
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet