Nhận biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3. Sau một thời gian, hiện tượng quan sát được là

Đáp án:
  • Câu A. dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh Đáp án đúng

  • Câu B. dung dịch từ không màu chuyển sang màu vàng

  • Câu C. dung dịch nhạt dần màu xanh

  • Câu D. dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu xanh

Giải thích:

Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3. Sau một thời gian, hiện tượng quan sát được là dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh. 2AgNO3 + Cu → 2Ag + Cu(NO3)2 (dd) (rắn) (rắn) (dd) (không màu) (đỏ) (xám) (xanh lam)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có một lượng bột sắt bị lẫn một lượng nhỏ bột nhôm. Làm thế nào để thu được sắt tinh khiết?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có một lượng bột sắt bị lẫn một lượng nhỏ bột nhôm. Làm thế nào để thu được sắt tinh khiết?


Đáp án:

Cho hỗn hợp bột kim loại vào dung dịch NaOH dư.

Al phản ứng hoàn toàn với NaOH dư tạo thành dung dịch, Fe không phản ứng.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Lọc lấy bột sắt và rửa sạch thu được bột sắt tinh khiết.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong M là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong M là


Đáp án:

CTPT các chất trong M gồm: C2H7N; C3H7N; C3H10N2 và C3H9N.

Tính ra số mol mỗi chất trong M đều có sự đặc biệt riêng. Thật vậy:

trước hết đốt 0,25 mol M cần 1,15 mol O2 thu 0,65 mol CO2 + 1,0 mol H2O + 0,15 mol N2.

→ mM = 0,65 × 12 + 2 + 0,15 × 28 = 14,0 gam.

YTHH 01: bảo toàn C

→ ncụm C2 = (0,25 × 3 – 0,65) = 0,1 mol

→ %mC2H5NH2 trong M ≈ 32,14%.

Xem đáp án và giải thích
X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z đều có hai liên kết pi trong phân tử và có đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Tính khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp F?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z đều có hai liên kết pi trong phân tử và có đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Tính khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp F?


Đáp án:

- Đặt nCO2 = X; nH2O = y → n = X → mdd giam = m - (mCO2 + mH2O)

→ 100x – (44x + 18y) = 34,5 (1)

- nCOO = nNaOH = 0,3 mol, mE = mC + mH + mO

→ 21,62 = 12x + 2y + 0,3.2.16 = 21,62 (2)

Từ (1), (2) ta có có: x = 0,87 mol; y = 0,79 mol

- X, Y, Z đều đơn chức → nE = nCOO = 0,3 mol → C = 0,87/0,3 = 2,9 → X là HCOOCH3

2 ancol là CH3OH và C2H5OH. Lại có Y và Z có 2π → liên kết π trong gốc axit

→ Y và Z tạo bởi cùng 1 gốc axit

nY,Z = nCO2 - nH2O = 0,08 mol → nX = nNaOH - 0,08 = 0,22 mol

=> C(Y,Z tb) = (x - nC(X)) : 0,08 = (0,87 - 2.0,22) : 0,08 = 5,375

Mà Y và Z có đồng phân hình học → chứa CH3CH=CHCOOCH3

→ 2 muối là: 0,08 mol CH3CH=CHCOONa và 0,22 mol HCOONa

Muối có PTK lớn hơn là CH3CH=CHCOONa

→ mmuối có PTK lớn = 0,08. 108 = 8,64g.

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là


Đáp án:

nGly−Ala = a mol ⇒ (75 + 38)a + (89+ 38)a = 2,4

⇒ a =0,01 mol

⇒ m = 0,01(75 + 89 -18) = 1,46 gam

Xem đáp án và giải thích
Ta có thể dự đoán sự thay đổi về khối lượng riêng, về thể tích diễn ra như thế nào khi giữ lưu huỳnh đơn tà (Sβ) vài ngày ở nhiệt độ phòng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ta có thể dự đoán sự thay đổi về khối lượng riêng, về thể tích diễn ra như thế nào khi giữ lưu huỳnh đơn tà (Sβ) vài ngày ở nhiệt độ phòng?


Đáp án:

- Ở nhiệt độ phòng, có sự chuyển hóa từ Sβ -> Sα vì vậy khi giữ Sβ vài ngày ở nhiệt độ phòng thì:

     + Khối lượng riêng của lưu huỳnh tăng dần.

     + Thể tích của lưu huỳnh giảm.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…