Gọi tên các dẫn xuất halogen sau theo hai cách và chỉ rõ bậc của chúng: a) CH3I, CHI3, BrCH2CH2CH2CH2Br, CH3CHFCH3, (CH3)2CClCH2CH3 b) CH2=CHCH2Br, C6H5CH2I, p-FC6H4CH3, o-ClC6H4CH2CH3, m-F2C6H4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Gọi tên các dẫn xuất halogen sau theo hai cách và chỉ rõ bậc của chúng:

a) CH3I, CHI3, BrCH2CH2CH2CH2Br, CH3CHFCH3, (CH3)2CClCH2CH3

b) CH2=CHCH2Br, C6H5CH2I, p-FC6H4CH3, o-ClC6H4CH2CH3, m-F2C6H4


Đáp án:

a)

Công thức Tên-gốc chức Tên thay thế Bậc
CH3I metyliodua iotmeta I
CHI3   Triiotmetan I
Br(CH2)4Br Buta-1,4-điylbromua 1,4-đibrombutan I
CH3CHFCH3 Isopropylflorua 2-flopropan II
(CH3)2CClCH2CH3 Ter-pentylclorua 2-clo-2-metylbutan III
 

CHI3 có tên thông thường là Iođofom

b)

Công thức Tên-gốc chức Tên thay thế Bậc
CH2=CH-CH2Br Alylbromua 3-brompropen I
C6H5CH2I Benzyliođua Iometylbenzen I
p-FC6H4CH3 Tolylflorua 1-flo-4-metylbenzen II
o-ClC6H4CH2CH3 2-etylphenylclorua 1-clo-2-etylbenzen II
m-F2C6H4 m-phenylenđilorua 1,2-điflobenzen II

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (trong đó Fe chiếm 40% khối lượng) vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y và 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và còn lại 0,65m gam kim loại chưa tan. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (trong đó Fe chiếm 40% khối lượng) vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y và 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và còn lại 0,65m gam kim loại chưa tan. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y?


Đáp án:

mCu = 0,6m, mFe = 0,4m.

mchất rắn sau = 0,65m > mCu nên Fe chưa phản ứng hết, Cu chưa phản ứng, dung dịch sau phản ứng chỉ chứa Fe(NO3)2.

Áp dụng định luật bảo toàn electron có: 2.nFe = 3.nNO → nFe = 0,03 mol = nmuối → mmuối = 0,03. 180 = 5,4 gam.

Xem đáp án và giải thích
Số đơn chất tạo thành
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng: (1) SiO2 + dung dịch HF → (2) F2 + H2O to→ (3) AgBr ánh sáng→ (4) Br2 + NaI (dư) → Trong các phản ứng trên, những phản ứng có tạo ra đơn chất là

Đáp án:
  • Câu A. (1), (2), (3)

  • Câu B. (1), (3), (4)

  • Câu C. (2), (3), (4)

  • Câu D. (1), (2), (4)

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 4,10 g chất hữu cơ A người ta thu được 2,65 g Na2C03 ; 1,35 g H20 và 1,68 lít C02 (đktc). Xác định công thức đơn giản nhất của chất A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 4,10 g chất hữu cơ A người ta thu được 2,65 g Na2C03 ; 1,35 g H20 và 1,68 lít C02 (đktc). Xác định công thức đơn giản nhất của chất A.





Đáp án:

Chất A chắc chắn có C, H, Na, có thể có O.

Khối lượng C trong 1,68 lít C02: ( =0,900(g).

Khối lượng C trong 2,65 g Na2C03: (= 0,300(g).

Khối lượng C trong 4,10 g chất A : 0,900 + 0,300 = 1,20 (g).

Khối lượng Na trong 2,65 g Na2C03: ( = 1,15(g)

Khối lượng H trong 1,35 g H20 : ( = 0,15 (g).

Khối lượng O trong 4,10 g A : 4,10 - 1,20 - 0,15 - 1,15 = 1,60 (g) Chất A có dạng CxHyOzNat

x : y : z: t = = 2 : 3 : 2 : 1.

Công thức đơn giản nhất là C2H3O2Na.





Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Tìm giá trị của V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn 20,0 gam một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 50,0 gam muối. Khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại ở nhiệt độ cao cần V lít khí CO (đktc). Tìm giá trị của V?


Đáp án:

Gọi công thức của oxit kim loại là M2On.

Ta có:

M2On → M2(SO4)n

O → SO42-

1 mol → mtăng = 96 -16 = 80 gam

x mol → mtăng = 80x = 50 – 20 = 30 gam

→ x = nO/oxit = 30/80 = 0,375 mol

Khi khử oxit bằng CO ta có: nO/oxit = nCO = 0,375 mol

→ VCO = 0,375.22,4 = 8,4 lit

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra haonf toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra haonf toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Fe + S to → FeS

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S; Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

MZ = 5.2 = 10; Chọn 1 mol Z

⇒ nH2 + nH2S = 1

2nH2 + 34nH2S=10

⇒ nH2 = 0,75 ; nH2S = 0,25

nFeS = nH2S = 0,25 mol; nFe (dư) = nH2 = 0,75 mol

⇒ nFe(bđ) = 0,25 + 0,75 = 1 (mol) ⇒ nS(bđ) = 0,25.100/50 = 0,5 (mol)

⇒ a : b = 1 : 0,5 = 2 : 1

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…