Nguyên tử M có cấu hình electron ngoài cùng là 3d74s2. Số hiệu nguyên tử của M
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử M có cấu hình electron ngoài cùng là 3d74s2. Số hiệu nguyên tử của M?


Đáp án:

Cấu hình electron của nguyên tử M là 1s22s22p63s23p63d74s2

Số hiệu nguyên tử của M là 27.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tìm khối lượng chất rắn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp H gồm: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:


Đáp án:
  • Câu A.

    17,545 gam          

  • Câu B.

    18,355 gam                

  • Câu C.

    15,145 gam            

  • Câu D.

    2,40 gam

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z cần vừa đủ 8,31 mol O2, thu được 5,82 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa 94,56 gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z cần vừa đủ 8,31 mol O2, thu được 5,82 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa 94,56 gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của m là

Đáp án:

Các axit béo đều no nên quy đổi thành HCOOH (x); CH2(y); C3H5(OH)3(z); H2O (-3z)
nO2 = 0,5x + 1,5y + 3,5z = 8,31
nCO2 = x + y + 3z = 5,82
m muối = 68x + 14y = 94,56
=> x = 0,32; y = 5,2; z = 0,1
=> m = 91,32 gam

Xem đáp án và giải thích
Từ công thức cấu tạo, hãy giải thích tại sao axit fomic có tính chất của một anđehit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ công thức cấu tạo, hãy giải thích tại sao axit fomic có tính chất của một anđehit.


Đáp án:

Do phân tử có nhóm –CHO nên axit fomic có tính chất của 1 anđehit

 

Xem đáp án và giải thích
Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau và viết các phương trình hóa học:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau và viết các phương trình hóa học:

Biết rằng A là hợp chất của nitơ.


Đáp án:

- Sơ đồ:

Phương trình phản ứng:

(1) Khí NH3 + H2O ⇆ NH4OH

(2) NH3 + HCl → NH4Cl

(3) NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O

(4) NH3 + HNO3 → NH4NO3

(5) NH4NO3 → N2O + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Trình bày kết quả của thí nghiệm điều chế khí oxi, thu khí oxi và đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày kết quả của thí nghiệm điều chế khí oxi, thu khí oxi và đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi.


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Đun nóng KMnO4.

Chất rắn trong ống nghiệm chuyển dần thành màu đen, tàn đóm đỏ bùng cháy.

 2KMnO4       --t0-->         K2MnO4 + MnO2 + O2    

Khi đun nóng kalipemaganat bị phân hủy tạo ra khí oxi.

Vì khí oxi duy trì sự cháy nên làm cho tàn đóm đỏ bùng cháy.

Chất rắn màu đen là MnO2.

=> KMnO4 bị nhiệt phân hủy, giải phóng oxi

Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi.

- Trong không khí lưu huỳnh cháy với ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt.

- Trong khí oxi lưu huỳnh cháy mãnh liệt hơn.

- Tạo ra chất khí mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.

S + O2   --t0--> SO2.

Vì trong lọ đựng oxi sự tiếp xúc của các phân tử lưu huỳnh với các phân tử oxi nhiều hơn trong không khí nên sự cháy xảy ra mãnh liệt hơn.

=> Ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với phi kim tạo ra oxit axit.

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…