Người ta nung 4,9 gam KClO3 có xúc tác thu được 2,5 gam KCl và một lượng khí oxi. a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính hiệu suất của phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta nung 4,9 gam KClO3 có xúc tác thu được 2,5 gam KCl và một lượng khí oxi.

a. Viết phương trình hóa học xảy ra.

b. Tính hiệu suất của phản ứng


Đáp án:

a. Phương trình hóa học: 2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2

b. nKClO3 = 0,04 mol

2KClO--t0-->  2KCl + 3O2

1           →       1 mol

0,04        →   0,04 (mol)

Khối lượng KCl thu được theo lý thuyết là:

mlt = mKCl= nKCl.MKCl = 0,04.74,5 = 2,98 gam

Hiệu suất của phản ứng là: H = mtt/mlt . 100% = 83,9%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn


Đáp án:

- Sáu nguyên tố hóa học đứng sau nguyên tố khí hiếm là liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs), franxi (Fr) được gọi là các kim loại kiềm.

- Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA, đứng ở đầu mỗi chu kì (trừ chu kì I).

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 8,2 gam hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít CO2 (đktc). Xác định số gam mỗi muối trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 8,2 gam hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít CO2 (đktc). Xác định số gam mỗi muối trong hỗn hợp.


Đáp án:

Gọi x, y lần lượt là số mol CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp

Số mol CO2 là nCO2 = 2,016/22,4 = 0,09 (mol)

CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2

x            x                                           (mol)

CO2 + MgCO3 + H2O → Mg(HCO3)2

y          y                                          (mol)

Theo bài ra ta có hệ:

100x + 84y = 8,2 và x + y = 0,09

=> x = 0,04 và y = 0,05

=> mCaCO3 = 4g và mMgCO3 = 4,2g

Xem đáp án và giải thích
Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng.


Đáp án:

Khối lượng thanh đồng tăng là Δm = 171,2 – 140,8 = 30,4 (g)

Cu+ 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Gọi x là số mol Cu phản ứng

Ta có Δm = mAg - mCu = 2 x 108x - 64x

30,4 = 152x → x = 0,2 (mol)

Khối lượng của AgNO3 là mAg(NO3)2 = 0,2 x 2 x 170 = 68(g)

Thể tích dung dịch AgNO3 là VAgNO3 = 68 x 100 / 32 x 1,2 = 177,08(ml)

Xem đáp án và giải thích
Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF ?


Đáp án:

uy dung dịch axit HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn mòn thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là silic đioxit SiO2 nên khi cho dung dịch HF và thì có phản ứng xảy ra:

SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt proton và nơtron trong nguyên tử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt proton và nơtron trong nguyên tử 


Đáp án:

Tổng số hạt trong nguyên tử A là 52 nên p + n + e = 52

Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e, ta được 2p + n = 52 (1).

Trong nguyên tử A, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 nên (p + e) – n = 16 hay 2p – n = 16, suy ra n = 2p – 16 (2).

Thay (2) vào (1) ta có: 2p + (2p – 16) = 52 suy ra p = 17

Thay p = 17 vào (2) ta được n = 18.

Vậy số hạt proton là 17, số hạt nơtron là 18.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…