Muối ở biển có từ đâu ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Muối ở biển có từ đâu ?


Đáp án:

Các con sông, suối, …Các dòng n­ước trên lục địa đều chảy về biển, đại d­ương và hoà tan mọi vật thể có thể hoà tan. Do quá trình bay hơi, các nguyên tố, hợp chất tụ tập trong nư­ớc biển ngày càng nhiều theo thời gian, trong đó  nhiều nhất là NaCl, MgCl2 và một số ít muối khác tạo nên muối biển.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bằng phản ứng hóa học, hãy nhận biết các dung dịch sau: NH3,(NH4)2SO4,NH4 Cl,Na2SO4. Viết các Phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng phản ứng hóa học, hãy nhận biết các dung dịch sau:

NH3,(NH4)2SO4,NH4 Cl,Na2SO4. Viết các Phương trình hóa học.


Đáp án:

Nhận biết các dung dịch NH3,(NH4)2SO4,NH4 Cl,Na2SO4

Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch HCl đặc và đưa vào mẫu thử trên, mẫu thử có khói trắng xuất hiệu là dung dịch NH3.

NH3+HCl→NH4 Cl

Dùng dung dịch Ba(OH)2 cho vào 3 mẫu thử còn lại.

Mẫu sủi bọt mùi khai, đồng thời tạo kết tủa trắng là dung dịch (NH4)2SO4.

(NH4 )2SO4+Ba(OH)2 →BaSO4+2NH3+2H2O

Mẫu sủi bọt khí mùi khai là dung dịch NH4 Cl

2NH4 Cl+Ba(OH)2→BaCl2+2NH3+2H2O

Mẫu tạo kết tủa trắng là dung dịch Na2SO4

Na2SO4+Ba(OH)2→BaSO4+2NaOH

Xem đáp án và giải thích
Viết các phương trình hóa học để chứng tỏ rằng, anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết các phương trình hóa học để chứng tỏ rằng, anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.


Đáp án:

Trong (1), anđehit đóng vai trò là chất oxi hoá

Trong (2), anđehit đóng vai trò là chất khử.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày tính chất hoá học của oxit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất hoá học của oxit


Đáp án:

♦ Oxit axit

∴ Tác dụng với nước tạo thành axit.

        SO3 + H2O → H2SO4

∴ Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.

        CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

        CO2 + NaOH → NaHCO3

∴ Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.

        SO2 + CaO → CaSO3

♦ Oxit bazơ

∴ Một số oxit bazơ (Na2O, K2O, CaO, BaO…) tác dụng với nước tạo thành bazơ.

        Na2O + H2O → 2NaOH

∴ Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

        FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

∴ Tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

        BaO + CO2 → BaCO3

Chú ý: Các oxit từ ZnO bị khử bởi CO hoặc H2:

        CuO + H2 −to→ Cu + H2O

♦ Oxit lưỡng tính tác dụng được với cả axit và bazơ tạo ra muối và nước. Ví dụ: Al2O3, Cr2O3

♦ Oxit trung tính không tác dụng với cả axit và bazơ. Ví dụ: NO, CO…

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 3,36 gam hỗn hợp A gồm Cu và CuO bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch B và 0,896 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Cho thêm 4,8 gam Cu vào dung dịch B rồi thêm tiếp 50 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thấy có V lít khí NO (đkc) thoát ra. Tính V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 3,36 gam hỗn hợp A gồm Cu và CuO bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch B và 0,896 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Cho thêm 4,8 gam Cu vào dung dịch B rồi thêm tiếp 50 ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thấy có V lít khí NO (đkc) thoát ra. Tính V?


Đáp án:

Sử dụng sơ đồ đường chéo tính được nNO = 0,02 mol và nNO2 = 0,02 mol

Bảo toàn electron: 2nCu = 3nNO + nNO2 → nCu = 0,04 mol

→ nCuO = 0,01

→ B chứa Cu(NO3)2 (0,05 mol)

Thêm vào B: nCu = 0,075 mol và nH2SO4 = 0,05 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,075   0,1      0,1                     → 0,025

→ V = 0,56 lít

Xem đáp án và giải thích
Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên: a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó? b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó? c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao? d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:

a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?

b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó?

c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?


Đáp án:

a) Không được phép có trong nước uống vì tính độc hại: Pb(NO3)2

b) Không độc nhưng cũng không nên có trong nước uống vì vị mặn của nó: NaCl

c) Không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaCO3

PTHH: CaCO3 --t0--> CaO + CO2

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaSO4.

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…