Ngâm một đinh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, sấy khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là
Ta có: Khối lượng Fe tăng lên
=> mCu - mFe= 0,8 gam
=> nCu=nFe=0,8:(64-58) = 0,1 mol
CMCuSO4 = 0,1/02 = 0,5M
Một hợp kim có chứa 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al. Cho hợp kim vào 200ml dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 sau khi phản ứng kết thúc được dung dịch Y và 8,12 gam chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,672 lít H2 (ở đktc). Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là?
Z gồm 3 kim loại Ag, Cu và Fe dư
Đặt số mol Ag, Cu và Fe trong Z lần lượt là a, b, c
mhỗn hợp = 108a + 64b + 56c = 8,12 (1)
khi cho Z tác dụng với HCl, chỉ có Fe phản ứng tạo khí
Fe + HCl → FeCl2 + H2
nFe = nH2 = 0,03 mol, hay c = 0,03 mol (2)
xét phản ứng của 2,8 gam Fe ( 0,05 mol) và 0,81 gam Al ( 0,03 mol) với dung dịch X.
Sau phản ứng này Fe còn dư ( 0,03 mol) nên toàn bộ Al đã phửn ứng hết.
QT nhường e: Al --> Al3+ 3e
0,03 0,09
Fe --> Fe2+ + 2e
0,02 0,04
QT nhận e: Ag+ + 1e --> Ag
a a a
Cu2+ + 2e --> Cu
b b
Bảo toàn e: a + 2b = 0,13 (3)
Từ (1), (2) và (3), suy ra: a = 0,03 mol; b = 0,05 mol; c = 0,03 mol
CM(AgNO3) = 0,15M
Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit?
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).
Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.
Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α - amino axit.
Trong tripeptit có ba liên kết peptit
Các công thức cấu tạo của tripeptit:
Gly-Ala-Phe; Gly-Phe-Ala; Phe-Gly-Ala;
Phe-Ala-Gly; Ala-Gly-Phe; Ala-Phe-Gly.
Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol tương ứng) sau:
(a) Al và Na (1:2) vào nước dư.
(b) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1) vào nước dư.
(c) Cu và Fe2O3 (2:1) vào dung dịch HCl dư.
(d) BaO và Na2SO4 (1:1) vào nước dư.
(e) Al4C3 và CaC2 (1:2) vào nước dư.
(f) BaCl2 và NaHCO3 (1:1) vào dung dịch NaOH dư.
Số hỗn hợp rắn tan hoàn toàn tạo thành dung dịch trong suốt là:
(a) nAl < nNaOH => tan hết
(b) Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4 => tan hết
(c) Cu(2 mol) + 2FeCl3(2 mol) → CuCl2 + 2FeCl2 => không tan hết
(d) Tan hết
(e) Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4
1 4
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2
2 2
2Al(OH)3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 4H2O
4 2
=> tan hết
(f) Không tan hết do tạo kết tủa BaCO3
Vậy các hỗn hợp rắn tan hoàn toàn là (a) (b) (d) (e)
Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nowtron, electron là 115 và số khối là 80. Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của X là gì?
Số electron trong nguyên tử X là 35
Cấu hình electron trong nguyên tử của X là 1s22s22p63s23p63d104s24p5 . Vậy X có 4 lớp electron và 7 electron lớp ngoài cùng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet