Ngâm một cái đinh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu.
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng
Theo phương trình: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
Cứ 1 mol Fe (56 gam) tác dụng với 1 mol CuSO4 → 1 mol Cu (64 gam).
Khối lượng đinh sắt tăng: 64 – 56 = 8 (gam)
Thực tế khối lượng đinh sắt tăng 0,8 (gam)
Vậy nCuSO4 phản ứng = 0,8/8 = 0,1(mol) và CMCuSO4 = 0,1/0,2 = 0,5M
Cho m gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 1,0M và Cu(NO3)2 0,75M ; Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,5m gam kết tủa gồm hai kim loại. Tìm m?
Cho bột Fe vào dung dịch chứa Ag+ và Cu2+, thu được kết tủa gồm 2 kim loại. Suy ra kết tủa gồm Ag, Cu, dung dịch có Fe2+, Cu2+ dư
Fe + 2Ag+ --> Fe2+ 2Ag
0,1 0,2 0,2
Fe + Cu2+ --> Fe2+ + Cu
x x x
m = 56(0,1 + x) & 2,5m = 0,2.108 + 64x
=> x = 0,1 (thoả mãn 0 < x < 0,15)
m = 11,2 gam
Axit tương ứng của oxit axit SO2 là acid nào?
Axit tương ứng của oxit axit SO2 là H2SO3
Câu A. dung dịch X có màu da cam.
Câu B. dung dịch Y có màu da cam.
Câu C. dung dịch X có màu vàng.
Câu D. dung dịch Y oxi hóa được Fe2+ trong dung dịch thành Fe3+.
X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở, đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử C trong phân tử; Z là ancol no, 2 chức, mạch hở; T là este mạch hở tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 45,72 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng vừa đủ 2,41 mol O2 thu được 27,36 gam H2O. Hiđro hóa hoàn toàn 45,72 gam E cần dùng 0,65 mol H2 (xt Ni, to) thu được hỗn hợp F. Đun nóng F với 400 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ); cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 41,90 gam muối khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị bằng bao nhiêu?
Khi đốt cháy E ta tính được CO2: 2,17 mol; H2O: 1,52 mol Þ nO (E) = 1,04 mol
Đặt số mol của (X, Y), Z, T lần lượt là a, b, c mol Þ 2a + 2b + 4c = 1,04 (1)
và (k + 1 – 1).a – b + (2k + 2 – 1).c = 2,17 – 1,52 Þ (ka + 2kc) – b + c = 0,65 (2) với ka + 2kc =
Khi cho F tác dụng với NaOH thì: a + 2c = 0,4 (3) và Mmuối = 104,75
Þ 2 muối đó là C2H5COONa (0,15 mol) và C3H7COONa (0,25 mol)
Từ (1), (2), (3) suy ra: a = 0,16; b = 0,12; c = 0,12
Theo BTKL: 47,02 + 0,4.40 = 41,9 + 0,16.18 + 0,24.MT Þ MT = 76: C3H6(OH)2
Theo các dữ kiện tính được suy ra: X là C3HxO2 (0,03 mol) và Y là C4HyO2 (0,13 mol)
Theo BTNT H: 0,03x + 0,13y + 0,12.8 + 0,12.(x + y – 2 + 6) = 1,52.2 Þ x = y = 4
Vậy T là C2H3-COO-C3H6-OOC-C3H3 (0,12 mol) Þ %mT = 51,44%.
Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,25 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 61,6 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,55 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là
Giải
Chất rắn T gồm 3 kim loại là Cu (x), Ag (2x) và Fe dư (y)
mT = 64.x + 108.2x + 56y = 61,6 (1)
Bảo toàn electron: 2.x + 2.x + 3y = 0,55.2 (2)
Từ (1), (2) → x = 0,2 và y = 0,1
Bảo toàn electron:
2(a - y) + 0,25.2 = 2.x + 2.x → a = 0,25
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB