Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh. Xác định chất tan trong dung dịch X?
Khi cho dung dịch FeSO4 vào trong hỗn hợp Zn và HCl thì xảy ra thêm phản ứng
Zn + Fe2+ → Fe + Zn2+
Phản ứng này tạo ra lớp sắt bám trên bề mặt kẽm làm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa và vì vậy khiến kẽm bị ăn mòn mạnh hơn.
Hòa tan hoàn toàn 124 gam natri oxit vào 876 gam nước, phản ứng sinh ra natri hiđroxit. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là bao nhiêu?
nNa2O = 2 mol
PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH
mdd sau p/ư = mNa2O + mH2O = 124 + 876 = 1000 gam
Theo PTHH: nNaOH = 2nNa2O = 2.2 = 4 mol
⇒ mNaOH = 4. 40 = 160 gam
Nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH là:
C% = 160/1000 . 100% = 16%
Từ một tấn bột sắn chứa 20% tạp chất trơ, có thể sản xuất được bao nhiêu gam glucozo, nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 75%.
Khối lượng tinh bột trong 1 tấn bột sắn có chứa 20% tạp chất trơ là:
m = 1 . 80 / 100 = 0,8 (tấn)
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
n(C6H10O5)n = 0,8 /162n.
Hiệu suất 75% nên khối lượng glucozơ thu được là:
mC6H12O6 = (0,8 . 180n)/162n . 75/ 100=0,67 (tấn)
Viết bản tường trình
1. Tính oxi hóa của oxi.
2. Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ.
3. Tính oxi hóa của lưu huỳnh.
4. Tính khử của lưu huỳnh.
1. Tính oxi hóa của oxi.
Tiến hành TN: Đốt nóng 1 đoạn dây thép xoắn trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình đựng khí oxi (có gắn mẩu than ở đầu dây thép để làm mồi)
Quan sát hiện tượng
Hiện tượng: Mẩu than cháy hồng.
Khi đưa vào lọ chứa oxi, dây thép cháy trong oxi sáng chói, nhiều hạt nhỏ sáng bắn tóe như pháo hoa.
PTHH: 3Fe + O2 → Fe3O4.
Số oxi hóa của Fe tăng từ 0 đến 8/3 nên Fe là chất khử.
Số oxi hóa của O giảm từ O xuống -2 nên O là chất oxi hóa.
Giải thích hiện tượng: Fe bị oxi hóa trong khí oxi thu được Fe3O4, phản ứng tỏa nhiêt.
2. Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ.
Tiến hành TN: Lấy 1 lượng nhỏ lưu huỳnh vào ống nghiệm. Đun nóng liên tục ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng.
Hiện tượng: S(rắn, vàng) → S(lỏng, vàng, linh động) → S(quánh nhớt, nâu đỏ) → S(hơi ,da cam).
Giải thích hiện tượng: S nóng chảy ở 119oC thành chất lỏng màu vàng rất linh động. Ở 187oC lưu huỳnh trở nên quánh nhớt và có màu đỏ nâu. Đến 445oC lưu huỳnh sôi, phân tử S bị phá vỡ thành phân tử nhỏ dạng hơi.
3. Tính oxi hóa của lưu huỳnh.
Tiến hành TN: Cho 1 ít hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh vào ống nghiệm
Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn đến khi thấy có hiện tượng xảy ra phản ứng.
Quan sát hiện tượng
Hiện tượng: Phản ứng giữa Fe và S xảy ra nhanh hơn tỏa nhiều nhiệt, làm đỏ rực hỗn hợp.
PTHH: Fe + S → FeS.
Số oxi hóa của Fe tăng từ 0 → +2 nên Fe là chất khử.
Số oxi hóa của S giảm từ 0 xuống -2 nên S là chất oxi hóa
Giải thích hiện tượng: Fe bị oxi hóa bởi S tạo FeS, phản ứng tỏa nhiệt
4. Tính khử của lưu huỳnh.
Tiến hành TN:
Đốt lưu huỳnh trong không khí rồi đưa vào bình chứa khí oxi
Quan sát hiện tượng.
Hiện tượng: S cháy trong lọ chứa O2 mãnh liệt hơn nhiều khi cháy trong không khí, tạo ra khí SO2 có mùi hắc.
PTHH: S + O2 → SO2.
Số oxi hóa của S tăng từ 0 → +4 nên S là chất khử.
Số oxi hóa của O giảm từ 0 xuống -2 nên O là chất oxi hóa.
Giải thích hiện tượng: S bị oxi hóa bởi O2 tạo SO2 có mùi hắc.
Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được hỗn hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ 0,015 mol Br2. Nếu đem dung dịch chứa 3,42 gam hỗn hợp X cho phản ứng lượng dư AgNO3/NH3 tính khối lượng Ag tạo thành
Tổng số mol 2 chất trong X là 0,01 mol mà sau khi thủy phân chỉ có 0,015 mol glucozo (phản ứng được với brom).
Gọi số mol mantozo là a, số mol saccarozo là b thì a + b = 0,01 và 2a + b = 0,015 mol
⇒ a = b = 0,005 mol ⇒ lượng bạc thu được là 0,01 mol tức 1,08 gam do chỉ có mantozo phản ứng
Cacbohiđrat là gì? Có mấy loại cacbohiđrat quan trọng? Nêu định nghĩa từng loại và lấy ví dụ minh họa?
Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)m
Ví dụ: tinh bột (C6H10O5)n
Có nhiều nhóm cacbohiđrat, quan trọng nhất là ba loại sau đây:
Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được, như : glucozơ và fructozơ.
Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phần tử sinh ra hai phân tử monosaccarit, như : mantozơ.
Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat phức tạp nhất, khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit, như : tinh bột, ...
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet