Nếu vô ý để giấm (xem bài 12.2, đã cho biết giấm là dung dịch chất nào) đổ lên nền gạch đá hoa ( trong thành phần có chất canxi cacbonat) ta sẽ quan sát thấy có bọt khí sủi lên.
a) Dấu hiệu nào cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra.
b) Viết phương trình chữ của phản ứng, biết rằng sản phẩm là các chất canxi axetat, nước và khí cacbon dioxit.
a) Có bọt khí sủi lên cho thấy chất khí sinh ra chứng tỏ đã xảy ra phản ứng hóa học
b) Axit axetic + canxi cacbonat → canxi axetat + nước + khí cacbon đioxit.
Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Tìm m?
Ta có ne cho max = 3.nAl + 3.nFe = 3.0,1 + 3.0,1 = 0,6 mol
ne cho min = 3.nAl + 2.nFe = 3.0,1 + 2.0,1 = 0,5 mol
ne nhận = 0,55.1 = 0,55 mol.
Có ne cho min < ne nhận < ne cho max → Al và Fe tan hết trong dung dịch, dung dịch sau phản ứng có Fe2+, Fe3+ và Al3+, chất rắn sau phản ứng chỉ có Ag.
m = 0,55.108 = 59,4 gam.
Thực hành: Tính chất của gluxit
1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac
Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.
Giải thích: Trong phản ứng này glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic C6H12O7.
PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag.
Ag2O thực chất là một hợp chất phức tạp của bạc → phản ứng tráng bạc dùng để nhận biết glucozơ.
2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
- Bước 1: Cho 3 mẫu thử chứ các dung dịch glucozơ, saccarozơ, tinh bột lần lượt tác dụng với dung dịch iot.
Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện màu xanh thì đó là tinh bột. Còn glucozơ và saccarozơ không có phản ứng xảy ra.
Giải thích: - Iot làm xanh hồ tinh bột
- Bước 2: Tiếp tục cho mẫu thử chứa 2 dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm thì đó là dung dịch glucozơ chất còn lại là saccarozơ.
PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag.
Giải thích: Glucozo có phản ứng tráng gương, Ag2O trong NH3 oxi hóa glucozo thành axit gluconic và tạo tủa bạc bám trên thành ống nghiệm.
Vì sao rượu có khả năng khử mùi tanh của cá ?
Mùi tanh của cá là do cac amin “lẩn trốn” trong cá gây nên. Khi chiên cá cho thêm 1 ít rượu có tác dụng hòa tan các amin ra khỏi cá, ở nhiệt độ cao các amin này sẽ bay hơi. Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu.
Đặt nX = x; nCO2 = y và độ không no của X là k
m X = mC + mH + mO = 12y + 1,53.2 + 16.6x = 25,74(1) x.(k - 1) = y -1,53(2)
nBr2 = x.(k - 3) = 0,06 (3)
(1)(2)(3) => kx = 0,15; x = 0,03; y = 1,65
nNaOH = 3nX = 0,09;n C3H5(OH)3 = x = 0,03
BTKL => mmuối = 26,58 gam
Nhằm xác định vị trí của những kim loại X, Y, Z, T trong dãy hoạt động hoá học, người ta thực hiện phản ứng của kim loại với dung dịch muối của kim loại khác, thu được những kết quả sau :
Thí nghiệm 1 : Kim loại X đẩy kim loại z ra khỏi muối.
Thí nghiệm 2 : Kim loại Y đẩy kim loại z ra khỏi muối.
Thí nghiệm 3 : Kim loại X đẩy kim loại Y ra khỏi muối.
Thí nghiệm 4 : Kim loại z đẩy kim loại T ra khỏi muối.
Em hãy sắp xếp các kim loại theo chiều mức độ hoạt động hoá học giảm dần.
Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại theo chiều giảm dần :
X > Y > Z > T
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet