Nêu hai phương pháp hóa học khác nhau để phân biệt hai dung dịch C2H5OH và CH3COOH.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu hai phương pháp hóa học khác nhau để phân biệt hai dung dịch C2H5OH và CH3COOH.


Đáp án:

a) Dùng quỳ tím axit CH3COOH làm quỳ tím hóa đỏ.

Rượu C2H5OH không làm đổi màu quỳ tím.

b) Dùng Na2CO3 ( hoặc CaCO3)

CH3COOH cho khí CO2 thoát ra.

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O

C2H5OH không có phản ứng.

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ion Ca2+ có cấu hình electron giống với cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm và ion halogen nào? Viết cấu hình electron của chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ion Ca2+ có cấu hình electron giống với cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm và ion halogen nào? Viết cấu hình electron của chúng.


Đáp án:

Cấu hình của ion Ca2+: 1 s22s22p63s23p6. Giống cấu hình electron của nguy tử khí hiếm đứng trước nó là agon (Ar) và cấu hình electron của ion Cl-

Xem đáp án và giải thích
Glucose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80%, thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là :

Đáp án:
  • Câu A. 11,20

  • Câu B. 5,60

  • Câu C. 8,96

  • Câu D. 4,48

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng HCl bị oxi hóa bởi MnO2, biết rằng khí Cl2 sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7g I2 từ dung dịch NaI.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng HCl bị oxi hóa bởi MnO2, biết rằng khí Cl2 sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7g I2 từ dung dịch NaI.


Đáp án:

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2

nI2 = 12,7/254 = 0,05 mol.

Theo pt: nCl2 = nI2 = 0,05 mol.

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

nHCl = 4. nCl2 = 4. 0,05 = 0,2 mol.

Khối lượng HCl cần dùng là: mHCl = 0,2 x 36,5 = 7,3g.

Xem đáp án và giải thích
Chọn thuốc thử thích hợp để phân biệt các cặp chất sau đây: a. FeS và FeCO3. b. Na2SO4 và Na2SO3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chọn thuốc thử thích hợp để phân biệt các cặp chất sau đây:

a. FeS và FeCO3.

b. Na2SO4 và Na2SO3.


Đáp án:

a, FeS và FeCO3

Thuốc thử là dung dịch HCl và giấy trắng tẩm Pb(NO3)2. Nhỏ dung dịch HCl vào hai chất, đặt trên miệng hai ống nghiệm hai băng giấy trắng tẩm dung dịch Pb(NO3)2

- Cốc có khí và làm băng giấy hóa đen là FeS:

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑

H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ đen + 2HNO3

- Cốc có khí nhưng băng giấy không chuyển màu là FeCO3

FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O

b, Na2SO4 và Na2SO3:

Nhỏ từ từ dd HCl vào 2 ống nghiệm

Ống nghiệm có khí thoát ra là Na2SO3, còn lại là Na2SO4

Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành số 6: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 6: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Phản ứng của Al với dd CuSO4

- Tiến hành TN:

    + Dùng giấy ráp đánh sạch lớp Al2O3 phủ bên ngoài lá nhôm

    + Nhúng lá nhôm vào dd CuSO4

- Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có kết tủa màu đỏ bám vào lá nhôm. Màu xanh của dung dịch nhạt dần.

- Giải thích: Al có tính khử mạnh đã khử ion Cu2+ thành Cu (đỏ) bám vào lá nhôm và tạo ion Al3+ không màu nên màu xanh của dd nhạt dần

PTHH:

2Al + 3Cu2+ → 3Cu + 2Al3+

Thí nghiệm 2: Phản ứng của Al với dd NaOH

- Tiến hành TN

 

  + Cho vài mảnh nhôm vào ống nghiệm

    + Rót vào ống nghiệm 2-3ml dd NaOH

- Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có sủi bọt khí không màu.

- Giải thích: Do tính lưỡng tính của nhôm oxit và nhôm hidroxit .

Trước tiên: màng bảo vệ Al2O3 bị phá hủy trong dd kiềm

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

Sau đó Al khử H2O

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

Và màng Al(OH)3 bị phá hủy trong dd kiềm

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Quá trình liên tục như vậy cho đến khi Al tan hết. Do đó có thể viết gộp PTHH:

2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2

Thí nghiệm 3: Điều chế Al(OH)3

- Tiến hành TN:

    + Rót 3ml dd muối nhôm AlCl3 vào ống nghiệm

    + Nhỏ từng giọt dd NaOH loãng, lắc đều ống nghiệm tới khi tạo thành kết tủa

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa keo trắng

- Giải thích: Kết tủa đó là Al(OH)3

Phải cho từng giọt dd NaOH do Al(OH)3 có tính lưỡng tính, có thể tan trong NaOH dư.

PTHH: AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Thí nghiệm 4: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3

- Tiến hành TN:

    + Chia chất lỏng có lẫn kết tủa Al(OH)3 ở trên vào 2 ống nghiệm

    + Nhỏ vào ống nghiệm 1 vài giọt dd axit, nhỏ vào ống nghiệm thứ 2 vài giọt dd bazo.

- Hiện tượng: Cả 2 ống nghiệm kết tủa đều ta và tạo dung dịch trong suốt

- Giải thích: Do Al(OH)3 có tính lưỡng tính nên tác dụng được cả với axit và bazo

PTHH: Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

Loading…