Nêu các phương pháp luyện thép và cho biết ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương pháp.
Các phương pháp luyện thép:
+ Phương pháp Bet-xơ-me luyện thép trong lò thổi có hình quả lê, vỏ ngoài bằng thép, bên trong là lát gạch chịu lửa đi -nat. Luồng không khí mạnh thổi vào gang lỏng, đốt cháy các tạp chất trong gang tạo thành thép trong thời gian ngắn.
+ Nhược điểm của phương pháp Bet-xơ-me là không luyện được thép từ gang chứa nhiều photpho và không luyện được thép có thành phần theo ý muốn.
+ Quá trình luyện thép kéo dài 6 - 8 giờ nên người ta có thể phân tích được sản phẩm và cho thêm những chất cần thiết để chế được các loại thép có thành phần mong muốn.
+ Nhiệt lượng sinh ra trong lò hồ quang điện giữa các điện cực bằng than chì và của gang lỏng tạo ra nhiệt độ cao hơn và dễ điều chỉnh hơn so với các loại lò trên.
+ Phương pháp lò điện có ưu điểm là luyện được những loại thép đặc biệt mà thành phần có những kim loại khó nóng chảy như vonfam, molipđen, crom, ... và không chứa những tạp chất có hại như lưu huỳnh, photpho.
+ Nhược điểm của lò điện là dung tích nhỏ.
Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra:
a) Chất khí.
b) Chất kết tủa.
Viết các phương trình hóa học.
a) Tạo ra chất khí, ví dụ muối cacbonat (CaCO3, Na2CO3, NaHCO3) hoặc dung dịch muối sunfit (Na2SO3) tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 ↑ + H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O
b) Tạo chất kết tủa, ví dụ dung dịch muối (BaCl2, Ba(CH3COO)2, Ba(NO3)2 ...) tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa BaSO4.
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
Ba(CH3COO)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2CH3COOH
Hoặc những dung dịch muối bari tác dụng với dung dịch muối cacbonat (Na2CO3, K2CO3) tạo ra BaCO3 kết tủa.
Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaNO3.
Trong một bình kín dung tích 10 lít chứa 21 g nitơ. Tính áp suất của khí trong bình, biết nhiệt độ của khí bằng 25°C
Cần áp dụng phương trình trạng thái khí pV = nRT, trong đó p là áp suất của khí trong bình kín (atm) ; V là thể tích của khí (lít), n là số mol khí trong thể tích V ; T là nhiệt độ tuyệt đối (K) với T = t(°C) + 273 ; R là hằng số lý tưởng, với trị số
R = (P.V) : T = (1.22,4) : 273 = 0,082
Số mol khí N2 : = 0,75 (mol).
Áp suất của khí N2 : p = ( = ( = 1,83 (atm).
Nêu các biện pháp đã được sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Nêu hai ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình.
Các biện pháp đã sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn:
1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên trên bề mặt kim loại, các chất này không cho kim loại tiếp xúc.
2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn: Người ta sản xuất một số hợp kim ít bị ăn mòn, ví dụ như thép không gỉ (inox) để làm các vật dụng, máy móc ...
Em đã sơn cánh cửa sắt, bôi mỡ lên ổ khóa để bảo vệ đồ dùng trong gia đình.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 2,8 lít khí O2 (đktc), thu được 9,1 gam hỗn hợp 2 oxit. Giá trị của m:
Câu A. 3,9
Câu B. 6,7
Câu C. 7,1
Câu D. 5,1
Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu thiên nhiên là khí thiên nhiên và khí dầu mỏ bằng cách nào sau đây?
Câu A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong lò Biogaz.
Câu B. Thu khi metan từ khí bùn ao.
Câu C. Len men ngũ cốc.
Câu D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB