Muốn có đủ khí clo để tác dụng với 1,12 g Fe cần phải dùng bao nhiêu gam K2Cr2O7 và bao nhiêu mililít dung dịch HCl 36,5% (D = 1,19 g/ml) 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Muốn có đủ khí clo để tác dụng với 1,12 g Fe cần phải dùng bao nhiêu gam K2Cr2O7 và bao nhiêu mililít dung dịch HCl 36,5% (D = 1,19 g/ml) 



Đáp án:

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a. Hãy phân biệt các khái niệm: lipit, chất béo, dầu ăn, mỡ ăn b. Về mặt hóa học dầu mỡ ăn khác dầu mỡ bôi trơn máy như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Hãy phân biệt các khái niệm: lipit, chất béo, dầu ăn, mỡ ăn

b. Về mặt hóa học dầu mỡ ăn khác dầu mỡ bôi trơn máy như thế nào?


Đáp án:

a. Các khái niệm

- Lipit: Là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong các dung môi không phân cực. Litpit chất béo, sáp, steroit, photpho lipit,...

- Chất béo (một trong các loại lipit): là trieste của glixerol với các axit có mạch cacbon dài không phân nhánh (các axit béo). Chất béo còn gọi là triglixerit.

- Dầu ăn (một loại chất béo): là các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo không no

- Mỡ ăn (một loại chất béo): Là các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo no

b. Về mặt hóa học dầu, mỡ ăn có bản chất khác hoàn toàn với dầu mỡ bôi trơn máy:

- Dầu mỡ ăn là các triglixerit (chất béo) thuộc loại este đa chức, được tạo từ glixerol và các axit béo

- Dầu mỡ bôi trơn máy là hỗn hợp các hidrocacbon rắn

Xem đáp án và giải thích
Có 3 dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 cation như sau : Ba2+, NH4+, Al3+. Trình bày cách nhận biết chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 cation như sau : Ba2+, NH4+, Al3+. Trình bày cách nhận biết chúng.


Đáp án:

- Cho dung dịch NaOH vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào có khí mùi khai thoát ra là NH4+ , mẫu thử nào có kết tủa rồi tan ra là Al3+

NH4+ + NaOH → Na+ + NH3 ↑ + H2O

Al3+ + 3NaOH → 3Na+ + Al(OH)3 ↓

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

- Cho H2SO4 vào dung dịch còn lại nếu có kết tủa trắng là Ba2+

H2SO4 + Ba2+ → BaSO4 + 2H+

Xem đáp án và giải thích
Cho các phản ứng hoá học sau: (coi điều kiện phản ứng có đủ) (1): ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O. (2): 2Cu + O2 → 2CuO. (3): Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑. (4): 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑. (5): 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑. (6): Na2O + H2O → 2NaOH. Xác định các phản ứng thế?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các phản ứng hoá học sau: (coi điều kiện phản ứng có đủ)

(1): ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O.

(2): 2Cu + O2 → 2CuO.

(3): Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.

(4): 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑.

(5): 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.

(6): Na2O + H2O → 2NaOH.

Xác định các phản ứng thế?


Đáp án:

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.

Các phản ứng thế là:

(3): Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(5): 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Xem đáp án và giải thích
 Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, sô nơtron, sô electron và số khối của các nguyên tử sau đây : 2311Na,136C,199F,3517Cl,4420Ca
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, sô nơtron, sô electron và số khối của các nguyên tử sau đây :





Đáp án:

có Z = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = 11, số khối bằng 23, số nơtron  bằng 12.

có Z=6, số khối A= 13, số nơtron = 7

có Z=9, số khối A= 19, số nơtron = 10

có Z=17, số khối A= 35, số nơtron = 18

có Z=20, số khối A= 44, số nơtron = 24




Xem đáp án và giải thích
Chia hỗn hợp X gồm hai kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc) Phần 2: Nung trong không khí dư thu được 2,84g hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Tính khối lượng hỗn hợp X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chia hỗn hợp X gồm hai kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau

Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc)

Phần 2: Nung trong không khí dư thu được 2,84g hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Tính khối lượng hỗn hợp X


Đáp án:

Ta có: Tổng số mol x điện tích dương ( của hai kim loại) trong 2 phần là bằng nhau

⇒Tổng số mol x điện tích âm của 2 phần cũng bằng nhau

O2- (trong oxit) ⇔ 2Cl-

nCl- = nH+ = 2 nH2 = 2. 1,792/22,4 = 0,16 mol

⇒ nO( trong oxit) = 0,08

Trong một phần: mkim loại = moxit – moxi = 2,84 – 0,08.16 = 1,56g

⇒ mX = 2.1,56 = 3,12g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…