Dung dịch X chứa 0,4 mol HCl, dung dịch Y chứa 0,2 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Nếu cho từ từ dung dịch X vào dung dịch Y thì thoát ra a mol khí . Nếu cho từ từ dung dịch Y vào dung dịch X thì thoát ra b mol khí. Tìm a, b?
- Nếu cho từ từ HCl (X) vào dung dịch Y, phản ứng 1 và 2 sau đây sẽ xảy ra lần lượt:
HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl 1
HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2 2
Phản ứng 1: nNa2CO3 = nHCl p/u (1) = 0,3 mol
Phản ứng 2: nCO2 = nHCl p/u (2) = 0,4 - 0,3 = 0,1 mol
- Nếu cho từ từ Y vào dung dịch HCl (X): phản ứng 3 và 4 sau đây sẽ xảy ra đồng thời:
2HCl + Na2CO3 → NaCl + H2O + CO2 3
HCl + NaHCO3 → NaCl + H2O + CO2 4
Tỉ lệ số mol phản ứng là: nNaHCO3 : nNa2CO3 = 2 : 3
Đặt số mol NaHCO3 phản ứng là x thì số mol Na2CO3 phản ứng là 1,5x
Phản ứng 3: nHCl p/u (3) = 2nCO2= 3x
Phản ứng 4: nHCl p/u (4) = nNaHCO3 = x
Ta có: nHCl = 4x = 0,4 mol . Vậy x = 0,1 mol
nCO2 = 1,5x + x. Vậy nCO2 = 0,25 mol
Viết phương trình hóa học của phản ứng thực hiện các biến hóa dưới đây, ghi tên các chất và điều kiện của phản ứng.
Các phản ứng xảy ra :
(1 ) NaClO + 2HCl → NaCl + Cl2 + H2O
(2) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
(3) Cl2 + Ca(OH)2 rắn → CaOCl2 + H2O
(4) CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O
(5) KClO3 +6HC1 → 3Cl2 + KCl + 3 H2O
(6) 3Cl2 + 6KOH →5KCl + KClO3 + 3H2O
Tên các chất:
- NaClO: Natri hipoclorit;
- CaOCl2: Canxi clorua hipoclorit (clorua vôi)
- KClO3: Kali clorat;
- NaBrO: Natri hipobromit
A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. X và Y là gì?
Đặt công thức chung của hai kim loại kiềm là R, khối lượng mol trung bình của chúng là M
Chọn số mol của R tham gia phản ứng là 1 mol.
Phương trình phản ứng :
2R (1) + 2HCl → 2RCl (1 mol) + H2 (1)
2R (1) + H2SO4 → R2SO4 (0,5 mol) + H2 (2)
Khối lượng của muối clorua là: (M + 35,5) = a. (3)
Khối lượng muối sunfat là: 0,5.(2M + 96) = 1,1807a. (4)
Từ (3) và (4) ta có M = 33,67.
Nhận xét: MNa < M < MK ⇒ X và Y là Na và K.
Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.
Phương trình hóa học:
2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 (1)
Phần không tan là Fe và Cr
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 (3)
Số mol H2 (1) nH2 (1)= 6,72 / 22,4 = 0,3(mol)
Số mol H2 (2), (3) là nH2 = 38,08 / 22,4 = 1,7(mol)
Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, Cr, Al
Theo bài ra ta có hệ phương trình
56x + 52y + 27z = 100
x+y=1,7
3z/2 = 0,3
=> x=1,55 y=0,15 z=0,2.
Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là :
%mFe = 1,55 x 56 / 100 x 100% = 86,8%
%mCr = 0,15 x 52 / 100 x 100% = 7,8%
%mAl = 0,2 x27 / 100 x 100% = 5,4%
Hoà tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối có nồng độ 27,21%. Xác định kim loại M.
M(OH)2 + H2SO4 → MSO4 + 2H2O
x → x → x
m ddH2SO4 = (
⟹ mdd sau phản ứng = (M+34)x + 490x = (M + 524)x (gam)
Ta lại có: mMSO4 =(M + 96)x
⟹ C%MSO4=
⟺ M = 64 Vậy kim loại cần tìm là Cu.
Có hai bình riêng biệt hai khí oxi và ozon. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt hai khí đó.
Dẫn lần lượt hai khí vào 2 dung dịch KI (chứa sẵn một ít tinh bột) nếu dung dịch có màu xanh xuất hiện thì khí dẫn là ozon.
2KI + O3 + H2O → I2 + O2 + KOH
I2 + hồ tinh bột → xanh
Khí còn lại không làm đổi màu là oxi.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB