Một hỗn hợp A gồm khí amoniac và khí nitơ. a) Hãy nêu cách tách riêng từng khí trong A b) Có thể chuyển hoàn toàn hỗn hợp A thành khí amoniac hoặc thành nitơ được không ? Hãy giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hỗn hợp A gồm khí amoniac và khí nitơ.

a) Hãy nêu cách tách riêng từng khí trong A

b) Có thể chuyển hoàn toàn hỗn hợp A thành khí amoniac hoặc thành nitơ được không ? Hãy giải thích.





Đáp án:

a) Dựa vào tính chất khác nhau của nitơ và amoniac nên có thể tách hỗn hợp A  như sau :

Dẫn hỗn hợp A qua HCl đặc, dư thu được dung dịch  Cho dung dịch  tác dụng kiềm đặc, đun nóng ta thu được . Dn  qua vôi sống CaO, hơi nóng bị giữ lại và ta thu được khí khô.

b)-Đốt hỗn hợp A với oxi vừa đủ,ta thu được khí và nước. Dẫn khí qua vôi sống thu được khô. Do đó ta có thể chuyển hóa hoàn toàn A thành

-Không thể chuyển hóa hoàn toàn A thành  vì phản ứng tổng hợp  là phản ứng thuận nghịch.

 




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tìm nhận định đúng về amino axit và peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây đúng ?


Đáp án:
  • Câu A. Tất cả các amino axit đều lưỡng tính.

  • Câu B. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

  • Câu C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

  • Câu D. Trong 1 phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit.

Xem đáp án và giải thích
Chia hỗn hợp X gồm hai kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc) Phần 2: Nung trong không khí dư thu được 2,84g hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Tính khối lượng hỗn hợp X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chia hỗn hợp X gồm hai kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau

Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc)

Phần 2: Nung trong không khí dư thu được 2,84g hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Tính khối lượng hỗn hợp X


Đáp án:

Ta có: Tổng số mol x điện tích dương ( của hai kim loại) trong 2 phần là bằng nhau

⇒Tổng số mol x điện tích âm của 2 phần cũng bằng nhau

O2- (trong oxit) ⇔ 2Cl-

nCl- = nH+ = 2 nH2 = 2. 1,792/22,4 = 0,16 mol

⇒ nO( trong oxit) = 0,08

Trong một phần: mkim loại = moxit – moxi = 2,84 – 0,08.16 = 1,56g

⇒ mX = 2.1,56 = 3,12g

Xem đáp án và giải thích
Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol peptit X sinh ra 2 mol glyxin (Gly), 1 mol methionin (Met), 1 mol phenylalanin (Phe) và 1 moỉ alanin (Ala). Dùng các phản ứng đặc trưng người ta xác định được amino axit đầu là Met và amino axit đuôi là Phe. Thuỷ phân từng phần X thu được các đipeptit Met - Gly, Gly - Ala và Gly - Gly. Hãy cho biết trình tự đầy đủ của peptit X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol peptit X sinh ra 2 mol glyxin (Gly), 1 mol methionin (Met), 1 mol phenylalanin (Phe) và 1 moỉ alanin (Ala). Dùng các phản ứng đặc trưng người ta xác định được amino axit đầu là Met và amino axit đuôi là Phe. Thuỷ phân từng phần X thu được các đipeptit Met - Gly, Gly - Ala và Gly - Gly. Hãy cho biết trình tự đầy đủ của peptit X.



Đáp án:

Phân tử X có 5 gốc amino axit, gốc đầu là Met và đuôi là Phe :

Met - ? - ? - ? - Phe

Vì có thu được đipeptit Met - Gly nên có thể viết:

Met - Gly - ? - ? - Phe

Ngoài ra, còn thu được các đipeptit Gly - Gly và Gly - Ala nên trình tự đầy đủ của X là :

Met - Gly - Gly - Ala - Phe.




Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chưa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Gía trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chưa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Gía trị của m là?


Đáp án:

H2NCH(CH3)COOH: a mol & H2NC3H5(COOH)2: b mol

22a + 44b = 30,8 & 36,5a = 36,5 b

a =0,6 và b = 0,4

m = 0,6.89 = 0,4.147 = 112,2g

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau: a) 1 lít dung dịch NaCl 0,5M. b) 500ml dung dịch KNO3 2M. c) 250ml dung dịch CaCl2 0,1M. d) 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau:

a) 1 lít dung dịch NaCl 0,5M.

b) 500ml dung dịch KNO3 2M.

c) 250ml dung dịch CaCl2 0,1M.

d) 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3M.


Đáp án:

a) nNaCl = CM.V = 0,5.1 = 0,5 (mol) → mNaCl = n.M = 0,5.(23 +35,5) = 29,25 (g)

b) Đổi 500 ml = 0,5 lít

nKNO3 = CM.V = 2.0,5 = 1 (mol) → mKNO3 = n.M = 1.(39 + 14 + 16.3) = 101 (g)

c) Đổi 250 ml = 0,25 lít

nCaCl2 = CM.V = 0,1.0,25 = 0,025 (mol) → mCaCl2 = n.M = 0,025(40 + 71) = 2,775 (g)

d) nNa2SO4 = CM.V = 0,3.2 = 0,6 (mol) → mNa2SO4= n.M = 0,6.142 = 85,2 (g)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…