“Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm. Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá tŕnh hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.
Dung dịch chưa bão hòa là gì?
Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 bằng HCl vừa đủ được dung dịch A và 13,44 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để thu được 31,2 gam kết tủa là?
Gọi số mol Al và Al2O3 lần lượt là a và b mol
→ 27a + 102b = 21
2Al (a) + 6HCl → 2AlCl3 (a) + 3H2 (1,5a mol)
Al2O3 (b) + 6HCl → 2AlCl3 (2b mol) + 3H2O
nkhí = 0,6 mol → 1,5a = 0,6 mol
Giải hệ phương trình được a = 0,4 và b = 0,1 mol.
Dung dịch A có ion Al3+: a + 2b = 0,6 mol
n↓ = 0,4 < nAl3+ = 0,6 nên có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Al3+ dư, NaOH hết
Al3+ + 3OH- (1,2) → Al(OH)3 ↓ (0,4 mol)
→ VNaOH = 1,2: 0,5 = 2,4 lít.
Trường hợp 2: Al3+ và NaOH đều hết, kết tủa tan một phần
Al3+ (0,6) + 3OH- (1,8) → Al(OH)3 ↓ (0,6 mol)
Sau phản ứng còn 0,4 mol kết tủa, nên kết tủa tan 0,2 mol
Al(OH)3↓ (0,2) + OH- → AlO2- (0,2 mol) + 2H2O
∑nNaOH = 1,8 + 0,2 = 2 mol
→ VNaOH = 2: 0,5 = 4 lít.
Câu A. CO2 là thủ phạm chính của hiện tượng biến đổi khí hậu
Câu B. CF2Cl2 là thủ phạm chính gây thủng tầng ozon.
Câu C. SO2 là thủ phạm chính của hiện tượng mưa axit.
Câu D. Nhiên liệu hóa thạch các nước đang sử dụng như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên… là nhiên liệu sạch.
Hãy chọn các từ và con số thích hợp trong khung, điền vào chỗ trống trong đoạn câu dưới đây: "Hai ... Đều được tạo nên từ hai ... Giống như phân tử nước, phân tử khí sunfuro hình ..., có tỉ lệ nguyên tử bằng ... Còn phân tử khí ammoniac hình ..., có tỉ lệ số nguyên tử bằng ..."
Hợp chất; nguyên tố; gấp khúc; 1: 2; tháp tam giác; 1: 3.
Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào? Lấy vị dụ minh họa với nguyên tử oxi.
Electron luôn chuyển động nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
Ví dụ: Nguyên tử oxi có 8 electron chia hai lớp, lớp trong có 2 và lớp ngoài có 6 electron.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet