Câu A. 3, 4, 2, 1.
Câu B. 2, 3, 4, 1. Đáp án đúng
Câu C. 2, 1, 4, 3.
Câu D. 4, 3, 1, 2.
Trật tự giảm dần lực bazơ giữa các chất là 2, 3, 4, 1.
Tính khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,6 mol FeSO4 trong H2SO4 loãng
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Bảo toàn e: 6. nK2Cr2O7 = 1. nFeSO4
=> nK2Cr2O7 = 0,6/6 = 0,1 mol
=> mK2Cr2O7 = 0,1. 294 = 29,4 gam
Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
a) Phản ứng của nồng độ
Khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng
Giải thích:
- Điều kiện để các chất phản ứng được với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn.
- Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng. Tuy nhiên không phải mọi va chạm đều gây ra phản ứng, chỉ có những va chạm có hiệu quả mới xảy ra phản ứng. Tỉ số giữa số va chạm có hiệu quả và số va chạm chung phụ thuộc vào bản chất của các chất phản ứng, nên các phản ứng, nên các phản ứng khác nhau có tốc độ phản ứng không giống nhau.
b) Ảnh hưởng của áp suất
Đối với phản ứng có chất khí tham gia, khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng
Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.
c) Ảnh hưởng của nhiệt độ
Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dẫn đến hai hệ quả sau:
- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các chất phản ứng tăng.
- Tần số va chạm có hiệu quả các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.
d) Ảnh hưởng của diện tích bề mặt
Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Chất rắn với kịch thước hạt nhỏ có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kịch thước hạt lớn hơn cùng khối lượng, nên có tốc độ phản ứng lớn hơn.
e) Ảnh hưởng của chất xúc tác
Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
Giải thích: Người ta cho rằng sự hấp thụ các phân tử chất phản ứng trên bề mặt chất xúc tác làm tăng hoạt tính của chúng. Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.
Hãy phân tích biệt khí CO và khí H2 bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học của phản ứng để minh họa.
Cách 1. Đốt cháy khí rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong dư. Mẫu tạo tủa là CO2⇒CO. Mẫu còn lại là H2
CO + O2 → CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Cách 2. Cho hai mẫu thử tác dụng với PdCl2, mẫu tạo kết tủa đen là CO mẫu còn lại là H2
PdCl2+CO+H2O → Pd↓ (đen) + CO2↑ + 2HCl
Bằng thí nghiệm nào có thể kiểm tra được khí nitơ có lẫn tạp chất sau đây hay không?
a) Clo.
b) Hiđro clorua.
Hãy viết các phương trình hóa học.
a) Cho hỗn hợp khí qua dung dịch KI, nếu thấy dung dịch chuyển sang màu nâu thì hỗn hợp có lẫn Cl2:
Cl2 + 2KI -> 2KCl + I2
b) Cho hỗn hợp qua dung dịch AgNO3 nếu có kết tủa trắng là hỗn hợp có HCl:
HCl + AgNO3 -> AgCl↓ + HNO3.
Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hòa tan b mol Fe(NO3)3. Tìm điều kiện liên hệ giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có kim loại.
Zn (a) + 2Fe(NO3)3 (2a) → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 (1)
Zn + Fe(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Fe (2)
Từ 2 phương trình trên ta thấy, để sau phản ứng không có kim loại thì Zn phải phản ứng hết ở phản ứng (1), khi đó 2a ≤ b hay b ≥ 2a.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet