Liên kết peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là sai ?

Đáp án:
  • Câu A. Liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị α -amino axit gọi là liên kết peptit.

  • Câu B. Các peptit đều cho phản ứng màu biure. Đáp án đúng

  • Câu C. Các peptit đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.

  • Câu D. Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

Giải thích:

Chọn B. - Các peptit có từ hai liên kết peptit trở lên (tức là tripeptit) mới tham gia phản ứng màu biure.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí Z gồm CO và H2 cần dùng 4,48 lít khí O2. Hỗn hợp khí sinh ra có 3,36 lít CO2. Thể tích H2 trong hỗn hợp ban đầu là (biết thể tích các khí đều ở đktc)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí Z gồm CO và H2 cần dùng 4,48 lít khí O2. Hỗn hợp khí sinh ra có 3,36 lít CO2. Thể tích H2 trong hỗn hợp ban đầu là (biết thể tích các khí đều ở đktc)?


Đáp án:

nCO2 =  0,15 mol

nO2 = 0,2 mol

2CO + O2 --t0--> 2CO2 (1)

2H2 + O2 --t0--> 2H2O (2)

Theo phương trình (1): nO2 (1) = 0.5.nCO2 = 0,075 mol

nO2 (2) = 0,2 – 0,075 = 0,125 mol

Theo phương trình (2): nH2 = 2nO2 = 0,25 mol

VH2 = 0,25.22,4 = 5,6 lít

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít CH4 (đktc). Xác định thể tích không khí cần dùng cho phản ứng trên (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít CH4 (đktc). Xác định thể tích không khí cần dùng cho phản ứng trên (đktc).


Đáp án:

nCH4 =0,15 mol

CH4 + 2O2 --t0--> CO2 ↑+ 2H2O

0,15 → 0,3 (mol)

nO2= 0,3 (mol) → VO2= 0,3 . 22,4 = 6,72 (lít)

Vì VKK = 5VO2 → VKK = 5 . 6,72 = 33,6 (lít).

Xem đáp án và giải thích
Tính thể tích không khí ở đktc cần để oxi hóa hoàn toàn 20 lít khí NO (đktc) thành NO2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính thể tích không khí ở đktc cần để oxi hóa hoàn toàn 20 lít khí NO (đktc) thành NO2


Đáp án:

2NO + O2 --t0--> 2NO2

nO2 = 0,5. nNO nên VO2 = 0,5. .VNO = 0,5. 20 = 10 (lít)

Vì Vkk = 5VO2 => Vkk = 5.10 = 50 (lít).

Xem đáp án và giải thích
Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 g Fe và 0,24 g Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 g Fe và 0,24 g Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.


Đáp án:

Trước phản ứng có 1,12 + 0,24 = 1,36 gam kim loại, sau phản ứng có l,88g.

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)

Theo (1) 24 g Mg phản ứng tạo 64 g Cu khối lượng tăng 40 g.

⇒ 0,24 g Mg phản ứng tạo 0,64 g Cu khối lượng tăng 0.4 g

⇒ nCu = 0,64/64 = 0,01 mol

Theo bài cho từ 1.36 gam kim loại sau phản ứng thu được 1.88 g tăng 0.52 g

→ Fe đã phản ứng và làm khối lượng tăng thêm 0,12 gam nữa.

Theo (2) 1 mol (56 g) Fe phản ứng tạo ra 1 mol(64 g) Cu khối lượng tăng 8 g.

→ nCu = 0,12/8 = 0,015 mol

nCuSO4 = 0,01 + 0,015 = 0,025 mol

CM CuSO4 = 0,025/0,25 = 0,1 M

Xem đáp án và giải thích
Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư được 318 gam muối. Tính hiệu suất phản ứng lên men?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư được 318 gam muối. Tính hiệu suất phản ứng lên men?


Đáp án:

C6H12O6 -lên men→ 2C2H5OH + 2CO2

Vì NaOH dư ⇒ Muối là Na2CO3

⇒ nCO2 = nNa2CO3 = 318 : 106 = 3 mol

⇒ nC6H12O6 = 1,5 mol ⇒ mC6H12O6 = 270 g

=> %H = (270.100) : 106 = 75%

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…