Lấy các ví dụ minh họa ba kiểu lai hóa đã học.
Lai hóa sp (phân tử BeH2), sp2 (phân tử BF3), sp3 (phân tử CH4).
Dung dịch X gồm HCl và H2SO4 có pH = 2. Để trung hòa hoàn toàn 0,59 gam hỗn hợp hai amin no, mạch hở, đơn chức bậc một (có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn hoặc bằng 4) phải dùng 1 lít dung dịch X. Hai amin có thể là
[H+]= 0,01= namin
M trung bình của 2 amin = 59 => Rtb = 43 => Rtb là C3H7;
=> CH3NH2 và C4H9NH2 hoặc C2H5NH2 và C4H9NH2.
Trình bày cách nhận biết các dung dịch trong mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hoá học.
a) Fructozơ, phenol.
b) Glucozơ, glixerol, metanol.
c) Fructozơ, fomanđehit, etanol.
a) Fructozo hoà tan cho dung dịch phức màu xanh lam (phenol không có phản ứng). Hoặc dùng dung dịch brom để nhận biết phenol tạo kết tủa trắng (fructoza không phản ứng).
b) - Dùng phản ứng tráng bạc để nhận ra dung dịch glucozo (các chất khác không phản ứng).
- Dùng để phân biệt glixerol với metanol.
c) - Dùng để nhận biết fructozo (các chất khác không phản ứng). Dùng phản ứng tráng bạc để phân biệt fomandehit với etanol.
Quặng oxit sắt từ (Fe3O4) chứa 64,15% sắt. Hãy tính lượng gang sản xuất được từ 1 tấn quặng nói trên. Biết rằng, trong lò cao có 2% sắt bị mất theo xỉ và lượng sắt có trong gang là 95%.
Khối lượng Fe có trong quặng: 1x64,15/100 = 0,6415 tấn
Khối lượng Fe có trong gang: 0,6415 x (100-2)/100 = 0,62867 tấn
Khối lượng gang sản xuất được: 0,62867 x 100/95 ≈ 0,662 tấn
Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). % khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X gần giá trị nào nhất sau đây?
Giải
Hỗn hợp Z gồm CO và CO2 có M = 36 dùng đường chéo => tỷ lệ mol CO = CO2 = 0,03 mol
Số mol O phản ứng = CO = 0,03 mol nên số mol O còn trong Y = (0,25m/16 - 0,03)
Khối lượng kim loại trong Y ta có: mY = 0,75m.
Ta có: ne = nNO3- = 3nNO + 2nO = 3.0,04 + 0,25m/8 – 0,06 = 0,06 + 0,25m/8
Số mol NO3- tạo muối tính theo NO = 0,04.3 = 0,12 mol
Áp dụng BTKL: 3,08m = 0,75m + 62.0,12 + 62.2(0,25m/16 - 0,03)
=> m = 9,477 g
=> nO(Y) = nO(X) – nO pứ CO = 0,118 mol
Gọi số mol Al ; Fe3O4 ; CuO trong X lần lượt là x ; y ; z
=> 27x + 232y + 80z = 9,477
nO(X) = 4y + z = 0,148 mol
Nếu quy hỗn hợp sau thành Al ; Fe ; Cu ; O thì :
ne = 3x + 9y + 2z = 3nNO + 2nO = 0,356
=> x = 0,01 ; y = 0,03 ; z = 0,028 mol
=> %mFe3O4 = 73,44%
Hãy phân biệt các chất trong nhóm sau:
a) Etyl axetat, fomalin, axit axetic, etanol.
b) Các dung dịch: axeanđehit, glixerol, axit acrrylic và axit axetic.
a) - Dùng quỳ tím:
Nhận biết được CH3COOH vì làm quỳ tím hóa đỏ.
- Dùng AgNO3/NH4 (phản ứng tráng gương):
Nhận biết fomalin vì tạo kết tủa Ag.
HCHO + 4[Ag(NH3)2](OH) → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O
- Dùng Na:
Nhận biết được C2H5OH vì sủi bọt khí H2, mẫu còn lại là etyl axetat.
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
b) Dùng quỳ tím nhận được hai nhóm chất sau:
+ Nhóm làm quỳ tím hóa đỏ là CH2=CHCOOH và CH3COOH (nhóm I)
+ Nhóm không đổi màu quỳ tím CH3CHO và C3H8O3 (nhóm II)
- Nhóm I. Dùng dung dịch Br2 nhận biết được CH2=CHCOOH vì chất làm mất màu dung dịch Br2. Mẫu còn lại là CH3COOH.
CH2=CHCOOH + Br2 → CH2Br-CHBrCOOH
- Nhóm II. Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được CH3CHO vì tạo ra kết tủa Ag. Mẫu còn lại là C3H8O3.
CH3CHO + 2[Ag(NH3)2](OH) → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet