Cho 57,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với H2 dư, nóng. Phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y, cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được 205,7 gam muối. % khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là:
Giải
Ta có: nFe(NO3)3 = 205,7 : 242 = 0,85 mol
Quy đổi X thành Fe: 0,85 mol và O
Ta có mO = mX – mFe = 57,2 – 0,85.56 = 9,6 gam
=>nO = 9,6 : 16 = 0,6 mol
BTNT O : 4nFe3O4 = nO => nFe3O4 = nO/4 = 0,6 : 4 = 0,15 mol
=>mFe3O4 = 0,15.232 = 34,8 gam
=>%mFe3O4 = 60,84%
Hòa tan 9,14g hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 7,84 lít khí X(đktc); dung dịch Z và 2,54g chất rắn Y. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng muối khan là:
Câu A. 19,025g
Câu B. 31,45g
Câu C. 33,99g
Câu D. 56,3g
Người và động vật trong quá trình hô hấp hấp thụ O2, thở ra khí CO2. Nguyên liệu xăng, dầu trong quá trình đốt cháy cũng cần O2 và thải CO2. Như vậy lượng O2 phải mất dần, nhưng trong thực tế hang nghìn năm nay, tỉ lệ về thể tích của oxi trong không khí luôn luôn xấp xỉ bằng 20%. Hãy giải thích.
Lượng oxi không mất dần do sự quang hợp của cây xanh đã hấp thụ khí CO2 và tạo ra lượng oxi rất lớn. Do đó tỉ lệ oxi trong khôg khí ( tính theo thể tích) luôn luôn xấp xỉ bằng 20%.
Hãy phân biệt các chất trong nhóm sau:
a) Etyl axetat, fomalin, axit axetic, etanol.
b) Các dung dịch: axeanđehit, glixerol, axit acrrylic và axit axetic.
a) - Dùng quỳ tím:
Nhận biết được CH3COOH vì làm quỳ tím hóa đỏ.
- Dùng AgNO3/NH4 (phản ứng tráng gương):
Nhận biết fomalin vì tạo kết tủa Ag.
HCHO + 4[Ag(NH3)2](OH) → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O
- Dùng Na:
Nhận biết được C2H5OH vì sủi bọt khí H2, mẫu còn lại là etyl axetat.
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
b) Dùng quỳ tím nhận được hai nhóm chất sau:
+ Nhóm làm quỳ tím hóa đỏ là CH2=CHCOOH và CH3COOH (nhóm I)
+ Nhóm không đổi màu quỳ tím CH3CHO và C3H8O3 (nhóm II)
- Nhóm I. Dùng dung dịch Br2 nhận biết được CH2=CHCOOH vì chất làm mất màu dung dịch Br2. Mẫu còn lại là CH3COOH.
CH2=CHCOOH + Br2 → CH2Br-CHBrCOOH
- Nhóm II. Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được CH3CHO vì tạo ra kết tủa Ag. Mẫu còn lại là C3H8O3.
CH3CHO + 2[Ag(NH3)2](OH) → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong một bình chứa được không?
a) Khí hiđro sunfua H2S và khí lưu huỳnh đioxit SO2
b) Khí oxi O2 và khí clo Cl2
c) Khí hiđro iotua HI và khí clo Cl2
a) Khí hiđro sunfua H2S và khí SO2 không cùng tồn tại trong một bình chứa vì H2S chất khử mạnh, SO2 là chất oxi hóa.
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
b) Khí oxi và khí clo có thể tồn tại trong một bình vì O2 không tác dụng trực tiếp với Cl2
c) Khí HI và Cl2 không tồn tại trong một bình vì Cl2 là chất oxi hóa mạnh và HI là chất khử mạnh
Cl2 + 2HI → 2HCl + I2
Trong phòng thí nghiệm, để tiêu huỷ các mẩu natri dư, trong các cách dưới đây cách nào là đúng?
Câu A. Cho vào máng nước thải.
Câu B. Cho vào dầu hoả.
Câu C. Cho vào cồn ≥ 96o.
Câu D. Cho vào dung dịch NaOH
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB