Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào? a) Mg + O2 → MgO. b) KMnO4 to→ K2MnO4 + MnO2 + O2. c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

a) Mg + O2 → MgO.

b) KMnO4 to→ K2MnO4 + MnO2 + O2.

c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.


Đáp án:

Phản ứng a) 2Mg + O2 → 2MgO.

→ là phản ứng hóa hợp, ngoài ra còn là phản ứng oxi hóa – khử.

Phản ứng b) 2KMnO4 to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

→ Là phản ứng phân hủy.

Phản ứng c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

→ là phản ứng thế.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 100g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa 60 g NaOH. Tính khối lượng muối natri thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa 60 g NaOH. Tính khối lượng muối natri thu được.


Đáp án:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Số mol CaCO3 nCaCO3 = 100/100 = 1 mol

Số mol CO2: nCO2 = nCaCO3 = 1 mol

Số mol NaOH nNaOH = 60/40 = 1,5mol

Lập tỉ lệ k = nNaOH/nCO2 = 1,5/1 = 1,5

K = 1,5 → phản ứng tạo hai muối NaHCO3 và Na2CO3

CO2 + NaOH → NaHCO3

x          x               x

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

y          3y             y

Gọi x, y lần lượt là số mol NaHCO3 và Na2CO3

Theo bài ra ta có hệ

x + y = 1

x + 2y = 1.5 => x = 0,5, y = 0,5

Khối lượng NaHCO3 m = 84.0,5 = 42 (g)

Khối lượng Na2CO3 m = 106.0,5 = 53 (g)

Xem đáp án và giải thích
Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Tìm m?


Đáp án:

Theo phương pháp tăng giảm khối lượng:

Cứ 1 mol CO phản ứng lấy mất 1 mol O trong oxit tạo ra 1 mol CO2 → khối lượng chất rắn giảm đi 16 gam

→ Vậy có 0,15 mol CO phản ứng → khối lượng chất rắn giảm đi 16.0,15 = 2,4 gam

→ Khối lượng chất rắn ban đầu là: m = 215 + 2,4 = 217,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất Fe
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 0,1 mol FeO vào 120ml dung dịch H2SO4 1M,khuấy đều dến khi tan hoàn toàn thu được dung dịch A.Sục Cl2 dư qua A rồi cô cạn dung dịch thu đươc m(g) muối khan.Tính m

Đáp án:
  • Câu A. 80g

  • Câu B. 8g

  • Câu C. 17,12 g

  • Câu D. 1,712 g

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành số 1: Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Bài thực hành số 1: Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học


Đáp án:

Sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong chu kì và nhóm:

a) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm

- Tiến hành TN:

   + Lấy vào 2 cốc thủy tinh mỗi cốc 60ml nước, nhỏ vào mỗi cốc vài giọt phenolphtalein, khuấy đều.

   + Cốc 1: Cho vào 1 mẩu Na nhỏ

   + Cốc 2: Cho vào 1 mẩu K có cùng kích thước

- Quan sát hiện tượng

   + Cốc 1: Mẩu Na chạy trên mặt nước tạo giọt tròn, tỏa nhiều nhiêt. Dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng.

   + Cốc 2: Mẩu K tan nhanh, tỏa rất nhiều nhiệt. Dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng nhưng phản ứng nhanh hơn cốc 1.

- Giải thích:

Trong cùng 1 nhóm A, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại tăng dần nên tính kim loại của K mạnh hơn tính kim loại của Na dó đó phản ứng của K xảy ra mạnh và nhanh hơn Na.

PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

b) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì

- Tiến hành TN:

   + Rót vào cốc 1 + cốc 2: Mỗi cốc 60ml nước.

   + Rót vào cốc 3: 60ml nước nóng.

   + Nhỏ vào 3 cố, mỗi cốc vài giọt phenolphtalein

   + Cốc 1: Cho tiếp 1 mẩu Na nhỏ

   + Cốc 2, cốc 3: Mỗi cốc cho 1 mẩu Mg nhỏ

- Hiện tượng:

   + Cốc 1: Giống hiện tượng TN1

Mẩu Na chạy trên mặt nước tạo giọt tròn, tỏa nhiều nhiệt. Dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng.

   + Cốc 2: Không có hiện tượng gì

   + Cốc 3: Mẩu Mg tan ít, dung dịch từ trong suốt chuyển sang màu hồng nhạt.

- Giải thích:

   + Trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần nên tính kim loại của Mg yếu hơn Na

   + Na tan tốt trong nước, Mg không tan trong nước ở điều kiện thường và tan ít trong nước nóng.

PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Mg + 2H2O -to→ Mg(OH)2 + H2

Xem đáp án và giải thích
Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố K(Z = 19); Ca (Z = 20) có đặc điểm gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố K(Z = 19); Ca (Z = 20) có đặc điểm gì?


Đáp án:

- Cấu hình electron của K(Z = 19): ls22s22p63s23p64s1.

- Cấu hình electron cửa Ca(Z = 20): ls22s22p63s23p64s2.

Nhận xét: Cấu hình e của nguyên tử 2 nguyên tố đó đều có 4 lớp e

Sự phân bố electron trên các obitan nguyên tử của các nguyên tố K(Z = 19) và Ca(Z = 20) có đặc điểm là đều bỏ qua phân lớp 3d, các electron thứ 19, 20 điền vào phân lớp 4s.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…