Không khí là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Không khí là gì?


Đáp án:

Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cụ thể oxi chiếm 21% thể tích, phần còn lại hầu hết là nitơ

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho dãy oxit sau đây: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử trong phân tử hãy xác định loại liên kết trong từng phân tử oxit (tra giá trị độ âm điện ở bảng 6, trang 45).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dãy oxit sau đây: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.

Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử trong phân tử hãy xác định loại liên kết trong từng phân tử oxit (tra giá trị độ âm điện ở bảng 6, trang 45).


Đáp án:

Hiệu độ âm điện của các chất:

Na2O: 2,51 liên kết ion.

MgO: 2,13 liên kết ion.

Al2O3: 1,83 liên kết ion.

SiO2: 1,54 liên kết cộng hóa trị có cực

P2O5: 1,25 liên kết cộng hóa trị có cực

SO3: 0,86 liên kết cộng hóa trị có cực

Cl2O7: 0,28 liên kết cộng hóa trị không cực

Xem đáp án và giải thích
Saccarozơ và glucozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng

Đáp án:
  • Câu A. Thuỷ phân trong môi trường axit.

  • Câu B. Với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

  • Câu C. Với dung dịch NaCl.

  • Câu D. AgNO3 trong dung dịch NH3.

Xem đáp án và giải thích
a. Có điểm gì giống nhau và khác nhau giữa các vật liệu polime: chất dẻo, tơ, cao su và keo dán. b. Phân biệt chất dẻo và vật liệu compozit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Có điểm gì giống nhau và khác nhau giữa các vật liệu polime: chất dẻo, tơ, cao su và keo dán.

b. Phân biệt chất dẻo và vật liệu compozit.


Đáp án:

a.

Điểm chung: đều có cấu tạo từ các polime.

Khác nhau: về mặt tính chất của các polime.

  • Chất dẻo: polime có tính dẻ.
  • Tơ: polime mảnh, sợi dài, có độ bền nhất định.
  • Cao su: polime có tính đàn hồi.
  • Keo dán: polime có khả nằng kết dính.

b. Phân biệt chất dẻo và vật liệu compozit.

Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.

Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần vật liệu phân tán vào nhau mà không tan vào nhau.

Xem đáp án và giải thích
Chia 20 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một trong O2 dư thu được 21 gam hỗn hợp oxit. Phần hai hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được V (lít) NO2 (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chia 20 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một trong O2 dư thu được 21 gam hỗn hợp oxit. Phần hai hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được V (lít) NO2 (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Tìm V?


Đáp án:

mKL + mO2 = moxit

⇒ mO2 = 21 - 10 = 11g

⇒ nO2 = 0,34375 mol

ne (O2)nhận = ne kim loại nhường = ne (N+5) nhận

O2 + 4e → 2O2-

N5+ + 1e → N+4

V = 1,375.22,4 = 30,8 (lít)

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng 4,8 gam Mg trong bình phản ứng chứa 1 mol khí N2. Sau một thời gian, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Thành phần phần trăm Mg đã phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng 4,8 gam Mg trong bình phản ứng chứa 1 mol khí N2. Sau một thời gian, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Thành phần phần trăm Mg đã phản ứng là bao nhiêu %?


Đáp án:

Trong bình phản ứng cùng thể tích nhiệt độ do đó áp suất tỉ lệ với số mol, áp suất bình giảm 5% so với ban đầu ⇒ nN2 pư = 5% ban đầu = 0,05 mol

3Mg + N2 -toC→ Mg3N2

nMg = 3nN2 = 0,15

%mMg(pu) = [0,15.24]/4,8 . [0,15.24]/4,8 . 100 = 75%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…