Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam O2 và 1 mol crom (III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xem xét natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam O2 và 1 mol crom (III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xem xét natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?


Đáp án:

2Na2Cr2O7 → 2Na2O + 2Cr2O3 + 3O2

Số mol O2 là nO2 = 48 / 32 = 1,5(mol)

Số mol Na2Cr2O7 nNa2Cr2O7= 2/3 x nO2 = 1(mol)

Nung 2 mol Na2Cr2O7 nếu thu 48 gam O2 thì chỉ nung hết 1 (mol). Do đó phản ứng chưa kết thúc.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Suất điện động chuẩn của pin điện hóa Sn-Ag là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Suất điện động chuẩn của pin điện hóa Sn-Ag là bao nhiêu?


Đáp án:

Eopin = EoAg+/Ag - EoSn2+/Sn = 0,8 – (-0,14) = 0,94 V

Xem đáp án và giải thích
Bằng thí nghiệm hóa học, hãy chứng minh rằng trong thành phần của axit clohidric có nguyên tố hidro.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng thí nghiệm hóa học, hãy chứng minh rằng trong thành phần của axit clohidric có nguyên tố hidro.


Đáp án:

 Người ta cho HCl tác dụng với kim loại ( Fe, Zn, Al,…) có khí hidro bay ra: Zn + 2HCl  --> ZnCl2 + H2

Xem đáp án và giải thích
Trộn 0,81 gam bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi nung nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 loãng, nóng, thu được V lít khí NO (đktc). Tìm V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 0,81 gam bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi nung nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 loãng, nóng, thu được V lít khí NO (đktc). Tìm V?


Đáp án:

 Ta có: nAl = 0,03 (mol)

    Các phương trình phản ứng:

    2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe         (1)

    2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu         (2)

    Gọi số mol Al tham gia phản ứng (1) là x, tham gia phản ứng (2) là y.

    Theo (1): nFe = nAl = x (mol)

    Theo (2): nCu = 3/2 nAl = 3/2.y (mol)

    Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O         (3)

    3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O         (4)

    Theo (3): nNO/( 3) = nFe = x (mol).

    Theo (4): nNO/(4) = 2/3 .nCu = 2/3 .x. 3/2 .x .y = y(mol)

    ⇒ nNO = x + y = 0,03 (mol) ⇒ VNO = 0,03 x 22,4 = 0,672 (lít).

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng.


Đáp án:

Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và chất rắn vì dễ tạo ra được hỗn hợp với không khí, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn.

Xem đáp án và giải thích
Những câu sau đây, câu nào sai?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Những câu sau đây, câu nào sai?


Đáp án:
  • Câu A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

  • Câu B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.

  • Câu C. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kì có số electron bằng nhau.

  • Câu D. Chu kì bao giờ cũng bắt đầu là một kim loại kiềm, cuối cùng là một khí hiếm. (trừ chu kì 1)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…