Khí không gây ô nhiễm không khí
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

Đáp án:
  • Câu A. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.

  • Câu B. Quá trình quang hợp của cây xanh. Đáp án đúng

  • Câu C. Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô.

  • Câu D. Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao.

Giải thích:

Hướng dẫn giải: A khi đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt sinh ra khí CO, CO2 → gây ô nhiễm không khí. B đúng vì sinh ra khí oxi: 6CO2 + 6H2O →(ánh sáng) C6H12O6 + 6O2 → không gây ô nhiễm không khí. C đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô sinh ra khí SO2, H2S, CO2, NOx,… → gây ô nhiễm không khí. D đốt nhiên liệu trong lò cao sinh ra khí SO2, H2S, CO2, NOx,… → gây ô nhiễm không khí. → Đáp án B

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi, được 69 g chất rắn. Xác định thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi, được 69 g chất rắn. Xác định thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.


Đáp án:

Chỉ có NaHCO3 bị phân hủy theo phương trình:

 2NaHCO3--t0--> Na2CO3 + H2O + CO2↑ (1)

Khối lượng giảm sau phản ứng chính là H2O và CO2

Gọi nCO2= x(mol) => nH­2O= nCO2= x(mol)

Áp dụng ĐLBT khối lượng ta có: mCO2 + mH2O = mhh - mrắn

=>44x + 18x = 100- 69

=> x = 0,5 => nCO2= 0,5 (mol)

Theo(1): nNaHCO3= 2nCO2= 2×0,5=1(mol)

=> mNaHCO3= 1.(23+1+12+16×3)= 84 

=>%mNaHCO3=84100×100%=84%

=> % mNa2CO3= 100% -84% =16%

Xem đáp án và giải thích
Bài toán về axit cacboxylic tác dụng với dung dịch bazơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit axetylsalixylic (o-CH3COO-C6H4COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin).Để phản ứng hoàn toàn với 43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là:


Đáp án:
  • Câu A. 0,96

  • Câu B. 0,24

  • Câu C. 0,48

  • Câu D. 0,72

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V?


Đáp án:

Như vậy đề bài cho axit dư nên 2 muối thu được là Fe3+ và Cu2+

Gọi x là số mol Fe và Cu ta có: 56x + 64 x = 12 ⇒ x = 0,1 mol

Fe → Fe3+ + 3e

0,1 mol           0,3 mol

Cu → Cu2+ + 2e

0,1 mol            0,2 mol

Mặt khác:

dX/H2 = 19 => MX = 38

Đặt x, y là số mol của NO và NO2 thì 30x + 46 y = 38 (x+ y)

⇒ x = y

ne nhận = 3x + y = 4x, ne cho = 0,5 ⇒ 4x = 0,5 . Vậy x = 0,125 mol

V = 0,125.2. 22.4 = 5,6 lít

Xem đáp án và giải thích
Nhúng một đinh sắt vào 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô và đem cân thì thấy khối lượng đinh sắt tăng lên 0,4g. Xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Tính nồng độ của CuSO4 còn lại sau phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng một đinh sắt vào 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô và đem cân thì thấy khối lượng đinh sắt tăng lên 0,4g. Xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Tính nồng độ của CuSO4 còn lại sau phản ứng?


Đáp án:

Số mol CuSO4 ban đầu là 0,2 mol

Gọi a là số mol Fe phản ứng:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

a------a-------------------a

56a-----------------------64a

Khối lượng định sắt tăng lên là: 64a - 56a = 8a

Ta có: 8a = 0,4 → a = 0,05 mol

Số mol CuSO4 dư = 0,2 - 0,05 = 0,15 mol → [CuSO4] = 0,75M

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình điện li của những chất sau: a. Các chất điện li mạnh: Ba(NO3)2 0.10 M; HNO3 0,020 M; KOH 0,010 M. Tính nồng độ mol của từng ion trong dung dịch. b. Các chất điện li yếu HClO; HNO2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình điện li của những chất sau:

a. Các chất điện li mạnh: Ba(NO3)2 0.10 M; HNO3 0,020 M; KOH 0,010 M. Tính nồng độ mol của từng ion trong dung dịch.

b. Các chất điện li yếu HClO; HNO2.


Đáp án:

a. Các chất điện li mạnh

b. Các chất điện li yếu HClO; HNO2

HClO ⇌ H+ + ClO-

HNO2 ⇌ H+ + NO2-

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…