Ghi Đ (đúng) hoặc s (sai) vào ô vuông ở cuối mỗi nội dung sau:
A. Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng vị giác
B. Dung dịch mantozo có tính khứ vì đã bị thủy phân thành glucozo
C. Tinh bột và xenlulozo không thể hiện tính khử vì trong phân tử hầu như không có nhóm -OH semiaxetal tự do.
D. Tinh bột có phản ứng màu với iot vì có cấu trúc vòng xoắn.
A - S
B - S
C- Đ
D - Đ
a) Điền các số thích hợp vào bảng.
Hidrocacbon | CTPT | Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng | Số liên kết pi (π) | Số vòng (V) | Tổng số π+V |
Ankan | CnH2n+2 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Anken | CnH2n | 2 | 1 | 0 | 1 |
Monoxicloankan | CnH2n | ||||
Ankađien | CnH2n-2 | ||||
Ankin | CnH2n-2 | ||||
Oximen(*) | C10H16 | ||||
Limone(*) | C10H16 |
(*) công thức cấu tạo cho ở bài “khái niệm về tecpen”.
(**) dùng kí hiệu (π+v) trong các bài tập sẽ có lợi và gọn.
b) Hãy cho biết số lượng nguyên tử H ở phân tử xicloankan và ở phân tử mỗi loại hidrocacbon không no ít hơn ở phân tử ankan tương ứng là bao nhiêu, giải thích vì sao lại ít hơn ngần ấy.
a)
Hidrocacbon | CTPT | Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng | Số liên kết pi (π) | Số vòng (V) | Tổng số π+V |
Ankan | CnH2n+2 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Anken | CnH2n | 2 | 1 | 0 | 1 |
Monoxicloankan | CnH2n | 2 | 0 | 1 | 1 |
Ankađien | CnH2n-2 | 4 | 2 | 0 | 2 |
Ankin | CnH2n-2 | 4 | 2 | 0 | 2 |
Oximen(*) | C10H16 | 6 | 3 | 0 | 3 |
Limone(*) | C10H16 | 6 | 2 | 1 | 3 |
b) 1 nguyên tử C có 4 electron hóa trị
⇒ n nguyên tử C có 4.n electron hóa trị.
⇒ số liên kết σ giữa các nguyên tử C trong phân tử ankan (n-1)
⇒ số e hóa trị dùng tạo (n - 1) liên kết σ giữa C-C là (n-1).2.
⇒ số nguyên tử H là 2n + 2. Công thức ankan : CnH2n+2
Với các hidrocacbon không no hay vòng. Số e hóa trị phải dùng cho 1 liên kết π là 2: 1 vòng tương ứng với 1 liên kết π, một nối ba tương ứng với hai nối đôi.
Như vậy:
Số H trong phân tử anken hoặc xicloankan kém hơn anka có số C tương ứng là 2 vì anken có 1 liên kết π và xicloankan có một vòng.
Số H trong phân tử ankin hoặc ankadien kém hơn ankan có số C tương ứng là 4 vì ankin có một nối ba và ankadien ó hai nối đôi.
Axit nào sau đây là axit béo?
Câu A. Axit ađipic
Câu B. Axit glutamic
Câu C. Axit stearic
Câu D. Axit axetic
Cho 6,9 gam Na vào 100,0 ml dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 14,59 gam chất tan. Cho dung dịch X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được số gam kết tủa là bao nhiêu gam?
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
NaOH + HCl → NaCl + H2O
nNaOH = nNa = 0,3 mol
Nếu chất tan chỉ có NaCl ⇒ nNaCl = 0,3 mol
⇒ mNaCl = 0,3.58,5 = 17,55 > 14,59 gam ⇒ chất tan phải chứa NaOH dư
Đặt nNaCl = x ; nNaOH = y
⇒ x + y = 0,3
58,5x + 40y = 14,59
⇒ x = 0,14; y = 0,16
Ag+ + Cl+ → AgCl ↓
2Ag+ + OH- → Ag2O ↓ + H2O
⇒ nAgCl = nCl - = nNaCl = 0,14 mol
nAg2O = 1/2 nOH- = 1/2 nNaOH = 0,08 mol
⇒ mkết tủa = 143,5.0,14 + 232.0,08 = 38,65 gam
Có hỗn hợp gồm bột kim loại đồng và sắt. Hãy chọn phương pháp hoá học để tách riêng bột đồng ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình hoá học.
- Ngâm hỗn hợp bột Fe và Cu trong dung dịch HCl, hoặc H2SO4 loãng, dư. Lọc dung dịch sau phản ứng được bột Cu.
- Ngâm hỗn hợp bột Fe và Cu trong dung dịch muối CuSO4 dư. Lọc dung dịch sau phản ứng được bột Cu
Hãy so sánh phản ứng trùng hợp và phán ứng trùng ngưng (định nghĩa, cấu tạo của monome và phân tử khối của polime so với monome).
Sự trùng hợp | Sự trùng ngưng |
- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn - Monome tham gia phản ứng phải có liên kết bội (CH2=CH2; CH2=CH-Cl) hay vòng kém bền - Phân tử khối của polime bằng tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng |
- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn đồng thời giải phóng nhiều phân tử nhỏ khác. - Monome tham gia phản ứng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng (CH2OH-CH2OH; H2N-CH2-COOH,...) - Phân tử khối của polime nhỏ hơn tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng. |
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB