Khi điện phân MgCl2 nóng chảy
Câu A. ở cực dương, ion Mg2+ bị oxi hóa
Câu B. ở cực âm, ion Mg2+ bị khử Đáp án đúng
Câu C. ờ cực dương, nguyên tử Mg bị oxi hóa.
Câu D. ở cực âm, nguyên tử Mg bị khử.
Khi điện phân MgCl2 nóng chảy ở cực âm, ion Mg2+ bị khử
Trong số các chất đã được học, có bốn chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H7O2N vừa có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH, vừa có khả năng tác dụng với dung dịch HCl. Hãy viết công thức cấu tạo và tên của bốn hợp chất đó.
Các công thức cấu tạo của hợp chất theo yêu cầu đề bài là:
CH3-CH (NH2) -COOH (axit α-aminopropionic)
CH2(NH2)-CH2-COOH (axit ε-aminopropionic)
CH2(NH2)-COO-CH3 (metyl aminoaxetat)
CH2 = CH-COO-NH4 (amoni acrylat)
Cho NH3 đến dư vào dd hỗn hợp AlCl3 và ZnCl2 thu được kết tủa X. Nung X đến khối lượng không đổi được chất rắn Y. Cho H2 dư đi qua Y được chất rắn Z. Tìm Z?
(AlCl3, ZnCl2) --NH3--> Chất rắn Y: Al(OH)3 --Nung--> Al2O3 --+H2--> Al2O3
Do Zn2+ tạo phức vơi NH3 nên chất rắn Y chỉ có Al(OH)3
Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của V là bao nhiêu lít?
nX = 0,1 mol; nH2O = 0,35 mol
nX = nH2O - nCO2 ⇒ nCO2 = 0,35 - 0,1 = 0,25 mol
→ V = 22,4. 0,25 = 5,6 lít
Tính thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8 gam nước.
Số mol nước tạo thành là: nH2O = 0,1 mol
Phương trình hóa học:
2H2 + O2 --t0--> 2H2O
0,1 0,05 ← 0,1 (mol)
Thể tích khí hiđro tham gia phản ứng: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,1 = 2,24 lít
Thể tích khí oxi tham gia phản ứng: VO2 = 22,4.nO2 = 22,4.0,05 = 1,12 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB