Khi cho 0,01 mol α-amino axit A tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1. a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh. b. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế khi: - Thay đổi vị trí nhóm amino. - Thay đổi vị trí gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 0,01 mol α-amino axit A tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1.

a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh.

b. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế khi:

- Thay đổi vị trí nhóm amino.

- Thay đổi vị trí gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α.


Đáp án:

nHCl = 0,08 . 0,125 = 0,01 (mol)

nHCl = nA ⇒ A chỉ có 1 nhóm NH2

MA = 1,815/0,01 - 36,5 = 145 g/mol

nA : nNaOH = 1 : 1 ⇒ A chỉ có 1 nhóm COOH

Gọi công thức của A là H2N-R-COOH

⇒ mR = 145 -45 -16 = 84 (gam)

Biện luận suy ra R là gốc C6H12 Vì A không phân nhánh nên CTCT của A là:

a) CTCT của A là

b)∗ CTCT các đồng phân có thể có của A khi thay đổi vị trí amino là:

∗ CTCT các đồng phân có thể có của A khi thay đổi cấu tạo gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn giữ ở vị trí α là:

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

hực hiện hai thí nghiệm: 1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO. 2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Tìm biểu thức quan hệ giữa V1 và V2?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện hai thí nghiệm:

1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.

2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO.

Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Tìm biểu thức quan hệ giữa V1 và V2?


Đáp án:

Có nCu = 0,06 mol.

PTHH: 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

- Thí nghiệm 1: nH+ = nNO3- = 0,08 mol. Để ý rằng Cu dư → nNO = nH+: 4 = 0,02 mol.

- Thí nghiệm 2: nH+ = 0,16 mol; nNO3- = 0,08 mol. Để ý rằng NO3- dư → nNO = 0,04 mol.

Tỷ lệ V1 :V2 = 1:2 mol.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 2M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch B và 2,24 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra b. Tính phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A c. Tính thể tích dung dịch HNO3 ban đầu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 2M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch B và 2,24 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.

a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra

b. Tính phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A

c. Tính thể tích dung dịch HNO3 ban đầu


Đáp án:

a. Phương trình hóa học

(1) 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

(2) Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

b. nNO = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 2nCu = 3nNO => nCu = 1,5nNO = 1,5.0,1 = 0,15 mol

=> mFe2O3 = mhỗn hợp – mCu = 25,6 – 0,15.64 = 16 gam => nFe2O3 = 16 : 160 = 0,1 mol

=> %mFe2O3 = (16 : 25,6).100% = 62,5%

c.

Theo PTHH (1) và (2): nHNO3 pư = 8nCu/3 + 6nFe2O3 = 8.0,15/3 + 6.0,1 = 1 mol

=> nHNO3 bđ = nHNO3 pư.120/100 = 1,2 mol => VHNO3 = 1,2.22,4 = 26,4 lít

Xem đáp án và giải thích
Một trong những thuôc thử nào sau đây có thể dùng phân biệt dung dịch natri sunfat và dung dịch natri cacbonat: a) Dung dịch bari clorua. b) Dung dịch axit clohiđric. c) Dung dịch chì nitrat. d) Dung dịch bạc nitrat. e) Dung dịch natri hiđroxit. Giải thích và viết phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một trong những thuôc thử nào sau đây có thể dùng phân biệt dung dịch natri sunfat và dung dịch natri cacbonat:

a) Dung dịch bari clorua.

b) Dung dịch axit clohiđric.

c) Dung dịch chì nitrat.

d) Dung dịch bạc nitrat.

e) Dung dịch natri hiđroxit.

Giải thích và viết phương trình hóa học.


Đáp án:

Thuốc thử b), dung dịch axit clohiđric.

– Dung dịch HCl tác dụng với Na2CO3 cho khí CO2 bay lên còn Na2SO4 không tác dụng.

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

– Không nên dùng thuốc thử d), dung dịch AgNO3. Vì hiện tượng quan sát sẽ không rõ rệt: Ag2CO3 không tan và Ag2SO4 ít tan.

Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn hệ số đúng của chất oxi hóa và của chất khử trong phản ứng sau: KMnO4 + H2O2 + H2SO4 -> MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hãy chọn hệ số đúng của chất oxi hóa và của chất khử trong phản ứng sau:

KMnO4 + H2O2 + H2SO4 -> MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O


Đáp án:
  • Câu A. 3 và 5.

  • Câu B. 5 và 2

  • Câu C. 2 và 5.

  • Câu D. 5 và 3.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về định nghĩa este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào dưới đây không phải là este?


Đáp án:
  • Câu A. CH3COOCH3

  • Câu B. HCOOCH3

  • Câu C. HCOOC6H5

  • Câu D. CH3COOH

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…