Câu A. 10,08g Đáp án đúng
Câu B. 56,0g
Câu C. 25,60g
Câu D. 15,60g
Giải: nkhí = nH2 = 0,672/22,4= 0,03 mol . Ta có : nH+(HCl)= nH+(hoà tan oxit ) + nH+(khí ) => 0,3 = nH+(hoà tan oxit ) + 2.0,03 => nH+(hoà tan oxit ) = 0,24 mol nO(oxit) = ½ nH+(hoà tan oxit ) = 0,12 mol => m = mX – mO(oxit) = 12 – 0,12.16 = 10,08 gam
Cho các este sau: etyl axetat, propyl axetat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este tham
gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime?
Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội kém
bền hoặc là vòng kém bền có thể mở.
Etyl axetat: CH3COOC2H5
→ không thỏa mãn.
Propyl axetat: CH3COOC3H7
→ không thỏa mãn.
Metyl propionat: C2H5COOCH3
→không thỏa mãn.
Metyl metacrylat: CH2=C(CH3)-COOCH3
→ thỏa mãn.
Vậy chỉ có 1 este tham gia trùng hợp.
Để thuỷ phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được K2CO3, 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Vậy a có giá trị là bao nhiêu?
Thủy phân: 7,612 gam X + 2x mol KOH → Y (gồm cả muối + ancol).
Đốt Y + O2 → x mol K2CO3 + 0,198 mol CO2 + 0,176 mol H2O.
+ Bảo toàn C có nC trong X = nC trong Y = 0,198 + x mol.
+ Bảo toàn H có nH trong X = nH trong Y – nH trong KOH = 0,352 – 2x mol.
+ O trong X theo cụm –COO mà n–COO = nKOH = 2x mol → nO trong X = 4x mol.
Tổng lại: mX = mC + mH + mO = 7,612 gam. Thay vào giải x = 0,066 mol.
→ nKOH = 2x = 0,132 mol → a = 0,132: 0,08 = 1,65M.
Amino axit X no, mạch hở có công thức phân tử CmHmO4N. Mối quan hệ giữa m với n là:
Câu A. m = 2n - 1
Câu B. m = 2n - 2
Câu C. m = 2n + 1
Câu D. m = 2n
Hình dưới đây là sơ đồ tương trựng cho phản ứng: Giữa khí N2 và khí H2 tạo ra amoniac NH3.
Hãy cho biết:
a) Tên các chất tham gia và sản phẩm?
b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra?
c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng bao nhiêu có giữ nguyên không?
a) Chất tham gia: khí nitơ, khí hiđro.
Chất tạo thành: khí amoniac.
b) Trước phản ứng hai nguyên tử H liên kết với nhau, hai nguyên tử nitơ cũng vậy. Sau phản ứng có 3 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử N.
Phân tử hiđro và phân tử nitơ biến đổi phân tử ammoniac được tạo thành.
c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng số nguyên tử H là 6 và số nguyên tử N là 2.
Trộn 1 lít dung dịch NaCl 0,5M với 3 lít dung dịch NaCl 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch NaCl sau khi trộn?
Số mol NaCl có trong dung dịch sau khi trộn là: n = 0,5.1+1.3 = 3,5 mol
Thể tích của dung dịch sau khi trộn là: V = 1+3 = 4 lít
Nồng độ mol của dung dịch NaCl sau khi trộn là:
Áp dụng công thức: CM = 3,5/4 = 0,875M
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB