Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2. Tỷ khối của X đối với H2 là 7,25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hh X thu được 0,1 mol CO2. % thể tích của axetilen trong hỗn hợp X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2. Tỷ khối của X đối với H2 là 7,25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hh X thu được 0,1 mol CO2. % thể tích của axetilen trong hỗn hợp X?


Đáp án:

MX = 14,5 ⇒ mX = 0,1. 14,5 = 1,45g

nCO2 = 2 nC2H2 + 2nC2H4 = 0,1mol

⇒ x + y = 0,05 mol (1) (x = nC2H2; y = nC2H4)

⇒ nH2 = 0,1 – 0,05 = 0,05 mol ⇒ mH2 = 0,1g

⇒ mC2H2 + mC2H4 = 1,45 – 0,1 = 1,35 ⇒ 26x + 28y = 1,35 (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,025 mol; y = 0,025mol

⇒ %VC2H2 = 0,025 : 0,1 . 100% = 25%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nồng độ, áp suất, nhiệt độ, kích thước hạt, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?


Đáp án:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

a) Phản ứng của nồng độ

Khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng

Giải thích:

- Điều kiện để các chất phản ứng được với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn.

- Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng. Tuy nhiên không phải mọi va chạm đều gây ra phản ứng, chỉ có những va chạm có hiệu quả mới xảy ra phản ứng. Tỉ số giữa số va chạm có hiệu quả và số va chạm chung phụ thuộc vào bản chất của các chất phản ứng, nên các phản ứng, nên các phản ứng khác nhau có tốc độ phản ứng không giống nhau.

b) Ảnh hưởng của áp suất

Đối với phản ứng có chất khí tham gia, khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng

Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

c) Ảnh hưởng của nhiệt độ

Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dẫn đến hai hệ quả sau:

- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các chất phản ứng tăng.

- Tần số va chạm có hiệu quả các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.

d) Ảnh hưởng của diện tích bề mặt

Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Chất rắn với kịch thước hạt nhỏ có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kịch thước hạt lớn hơn cùng khối lượng, nên có tốc độ phản ứng lớn hơn.

e) Ảnh hưởng của chất xúc tác

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

Giải thích: Người ta cho rằng sự hấp thụ các phân tử chất phản ứng trên bề mặt chất xúc tác làm tăng hoạt tính của chúng. Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.

Xem đáp án và giải thích
Chỉ số xà phóng hóa của chất béo là số mg KOH cần để xà phòng hóa triglixerit và trung hòa axit béo tự do trong một gam chất béo (tức xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam chất béo).Hãy tính chỉ số xà phòng hóa của một chất béo, biết rằng khi xà phòng hóa hoàn toàn 1,5 gam chất béo đó cần 50 ml dung dịch KOH 0,1 M
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ số xà phóng hóa của chất béo là số mg KOH cần để xà phòng hóa triglixerit và trung hòa axit béo tự do trong một gam chất béo (tức xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam chất béo).Hãy tính chỉ số xà phòng hóa của một chất béo, biết rằng khi xà phòng hóa hoàn toàn 1,5 gam chất béo đó cần 50 ml dung dịch KOH 0,1 M.


Đáp án:

nKOH = 0,05.0,1 = 0,005 (mol)

⇒ mKOH = 0,005. 56 = 0,28 g = 280 (mg)

Xà phòng hóa 1,5 gam chất béo cần 280 mg KOH do đó xà phòng hóa 1 gam chất béo cần 186,7 mg KOH. Vậy chỉ số xà phòng là 186,7.

Xem đáp án và giải thích
Viết tường trình
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết tường trình

1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.

2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.

3. Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit


Đáp án:

1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.

Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd H2SO4 loãng.

Cho tiếp 1 viên kẽm nhỏ vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Có bọt khí nổi lên

Giải thích: Vì Zn đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học nên có thể đẩy được H ra khỏi dung dịch axit của nó → có khí H2 thoát ra.

Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Vai trò: Trong phản ứng trên Zn là chất khử, H+(H2SO4) là chất oxi hóa..

2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.

Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd CuSO4 loãng.

Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt đã làm sạch bề mặt.

Để yên 10p, quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Đinh sắt có 1 lớp màu đỏ bám vào, màu xanh của CuSO4 bị mất đi

Giải thích: Vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học nên có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối → lớp Cu màu đỏ bám vào đinh sắt.

Phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Vai trò: Fe là chất khử, Cu2+ (CuSO4 ) là chất oxi hóa

3. Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit

Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd FeSO4, thêm vào ống 1ml dd H2SO4 loãng.

Nhỏ từng giọt KMnO4 vào ống nghiệm, lắc nhẹ mỗi lần nhỏ KMnO4.

Quan sát hiện tượng

Hiện tượng: Màu thuốc tím nhạt dần → hết màu

Giải thích: Vì trong môi trường axit FeSO4 là chất khử, xảy ra sự oxi hóa Fe2+ → Fe3+; Mn từ Mn7+ → Mn2+

Phương trình phản ứng: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

Vai trò: Fe2+ (FeSO4) là chất khử, Mn+7 (KMnO4) là chất oxi hóa.

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ sau: benzen -+HNO3(1:1)/H2SO4 dac, to→ A1 -+Br2(1:1)/Fe, to→ A2. Hãy cho biết A2 có tên gọi là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ sau:

benzen -+HNO3(1:1)/H2SO4 dac, to→ A1 -+Br2(1:1)/Fe, to→ A2.

Hãy cho biết A2 có tên gọi là gì?


Đáp án:

A1 là nitro benzen, -NO2 là nhóm hút e ⇒ ưu tiên thế vị trí meta

A2 là m-brom nitro benzen

Xem đáp án và giải thích
Tính phân tử khối của sáu chất nói tới trong bài tập 6.5. Phân tử chất nào nặng nhất, chất nào nhẹ nhất ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính phân tử khối của sáu chất nói tới trong bài tập 6.5.

   Phân tử chất nào nặng nhất, chất nào nhẹ nhất ?


Đáp án:

   a) Khi ozon (O3) : 3.16 = 48đvC.

   b) Axit photphoric (H3PO4): 1.3 + 31 + 16.4 = 98đvC.

   c) Natri cacbonat (Na2CO3): 2.23 + 12 +16.3 = 106 đvC.

   d) Khí flo (F2) : 2.19 = 38đvC.

   e) Rượu etylic (C2H5OH): 2.12 + 1.6 + 16 = 46 đvC.

   f) Đường (C12H22O11) : 12.12 + 1.22 + 16.11 = 342đvC.

   Phân tử đường nặng nhất, phân tử flo nhẹ nhất.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvxoilac tv
Loading…