Hỗn hợp X gồm alanine và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m+73) gam muối. Giá trị của m là:
Gọi số mol nAla = a và nGlu = b
*Tác dụng với HCl: BTKL mHCl = m muối - mX = 71 gam
nHCl = nAla + nGlu => a + b = 1 (1)
*Tác dụng với NaOH:
Ala → Ala-Na m tăng = 23 - 1 = 22 (g)
a → 22a gam
Glu → Glu-Na2 mtăng = 23.2 - 2 = 44 (g)
b → 44b gam
=> mmuối tăng = 22a + 44b = 61,6 (2)
Giải (1) và (2) được a = 1,2 và b = 0,8
=> m = 1,2.89 + 0,8.147 = 224,4 (g)
Bảng trên là khối lượng riêng của một số chất, ghi trong điều kiện thong thường.
Chất | Khối lượng riêng (g/cm3) |
---|---|
Đồng | 8,92 |
Kẽm | 7,14 |
Nhôm | 2,70 |
Khí oxi | 0,00133 |
Khí Nito | 0,00117 |
Em có nhận xét gì về khối lượng riêng của các chất rắn so với các chất khí? Hãy giải thích vì sao?
Khối lượng riêng của các chất rắn lớn hơn khối lượng riêng của các chất khí. Vì chất ở trạng thái khí các phân tử ở rất xa nhau có khoảng cách rất lớn giữa các phân tử nên khối lượng riêng của chất khí sẽ nhỏ hơn chất rắn.
Tại sao kim loại bị ăn mòn? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới ăn mòn kim loại? Lấy ví dụ minh họa.
a) Nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại: Trong không khí có oxi, trong nước mưa thường có axit yếu do khí CO2, SO2 và một số khí khác hòa tan. Trong nước biển thường có một số muối như NaCl, MgCl2 ... Những chất này đã tác dụng với kim loại hoặc hợp kim sắt có màu nâu, xốp, giòn làm đồ vật bằng sắt bị ăn mòn.
b) Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn.
(1) Ảnh hưởng các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh, chậm hoặc không xảy ra phụ thuộc vào môi trường. Ví dụ: Xe đạp, xe honđa ở vùng biển dễ bị gỉ nhanh hơn so với vùng ở sâu trong đất liền.
(2) Ảnh hưởng của thành phần kim loại: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của kim loại.
Đồ dùng bằng hợp kim Fe lẫn kim loại khác bị ăn mòn nhanh hơn so với đồ dùng bằng Fe.
(3) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.
Ví dụ: Thanh sắt trong lò than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tính số hạt proton của X?
Gọi số hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.
X có tổng số hạt là 36 nên p + n + e = 36 (1).
Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e, thay vào (1) ta được: 2p + n = 36 (2).
Trong nguyên tử X, hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện nên:
(p + e) = 2n hay p = n (3)
Thay (3) vào (2) được p = n = 12.
Vậy số hạt proton của X là 12.
Đốt cháy hoàn toàn 1,18g amin đơn chức X bằng 1 lượng không khí vừa đủ, dẫn toàn bộ lượng hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình đựng Ca(OH)2 dư, được 6g kết tủa và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Tìm CTPT của X
Gọi CTPT của amin là CxHyN
mkết tủa = mCaCO3 = 6 g ⇒ nCO2 = 6/100 = 0,06 mol
Khí còn lại là N2 ⇒ nN2 = 0,43 mol (Gồm N2 trong không khí và N2 sinh ra do đốt amin)
Đặt số mol amin là a ⇒ nN2 (amin) = a/2 mol ⇒ nN2 (không khí) = 0,43 – a/2 (mol)
Mà trong không khí, nO2 = 1/4 nN2 ⇒ nO2 phản ứng = 1/4. (0,43 – a/2) mol
Bảo toàn Khối lượng ⇒ mH (amin) = 1,18 – 0,06.12 – a.14 = 0,46 – 14a
⇒ nH2O = (0,46 – 14a)/2
Ta có: 2nCO2 + nH2O = 2nO2 ⇔ 2. 0,06 + (0,46 – 14a)/2 = 2. 1/4 (0,43 – a/2)
⇒ a = 0,02 mol ⇒ Mamin = 1,8/0,02 = 59 (C3H9N)
Có 3 chất lỏng: benzen , anilin, stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là:
Câu A. dd phenolphtalein
Câu B. dd NaOH
Câu C. dd Br2
Câu D. Quỳ tím
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet