Hỗn hợp X gồm 1 axit no đơn chức., mạch hở và một axit không no đơn chức, mạch hở có một liên kết đôi ở gốc hiđrocacbon. Khi cho a gam X tác dụng hết với CaCO3 thoát ra 1,12 lít CO2 (đktc). Hỗn hợp Y gồm CH3OH và C2H5OH; khi cho 7,8 gam Y tác dụng hết Na thoát ra 2,24 lít H2 (đktc). Nếu trộn a gam X với 3,9 gam Y rồi đun nóng có H2SO4 đặc xúc tác thì thu được m gam este (hiệu suất h%). Giá trị m theo a, h?
nX = 2nCO2 = 0,1 mol
7,8g Y thì → nY = 2nH2 = 0,2 mol → 3,9g Y thì nY = 0,1 mol
→ khi thực hiện phản ứng este hóa thì nX = nY
⇒ meste = mX + mY - mH2O = a + 3,9 - 0,1.18 = a + 2,1
Nếu tính theo hiệu suất h% thì meste = (a + 2,1)h%.
Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH3O và có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 31,0. Tìm Z?
Vì dZ/H2 = 31 ⇒ MZ = 2.31 = 62
Gọi công thức phân tử của Z là (CH3O)n
⇒ MZ = 31n = 62 ⇒ n = 2 ⇒ C2H6O2
Trình bày cấu tạo của phân tử N2? Vì sao ở điều kiện thường nitơ là một chất trơ? Ở điều kiện nào nitơ trở nên hoạt động hơn?
- Cấu hình e của nitơ: 1s22s22p3
CTCT của phân tử nitơ: N ≡ N
- Giữa hai nguyên tử trong phân tử N2 hình thành một liên kết ba bền vững. Mỗi nguyên tử ni tơ trong phân tử N2 có 8e lớp ngoài cùng, trong sđó có ba cặp e dùng chung và 1 cặp e dùng riêng đã ghép đôi.
Ở điều kiện thường nitơ là chất trơ vì có lên kết ba bền vững giữa hai nguyên tử, liên kết này chỉ bị phân huỷ rõ rệt thành nguyên tử ở nhiệt độ 3000oC.
Ở nhiệt độ cao nitơ trở nên hoạt động vì phân tử N2 phân huỷ thành nguyên tử nitơ có 5e lớp ngoài cùng và có độ âm điện tương đối lớn (3,04) nên trở nên hoạt động.
Cho các chất sau: CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Al(OH)3, SO2. Có bao nhiêu hợp chất là muối?
Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit ⇒ Các muối là: FeSO4, CaSO4, CuCl2
Thí nghiệm 1: Suất điện động của các pin điện hóa Zn - Cu và Zn - Pb
a) Pin điện hóa Zn - Cu
- Tiến hành TN:
+ Lắp pin điện hóa theo sơ đồ hình 5.3
+ Nhúng lá Zn vào cốc đựng dd ZnSO4 1M, nhúng lá Cu vào cốc đựng dd CuSO4 1M
+ Nối 2 dd muối trong 2 cốc bằng cầu nối đựng dd NH4NO3
+ Nối 2 điện cực với vôn kế, điện cực Zn ở bên trái và điện cực Cu ở bên phải
- Số liệu: Suất điện động của pin điện hóa Zn-Cu đo được là 1,1V
b) Pin điện hóa Zn - Pb -
Tiến hành TN:
+ Lắp pin điện hóa Zn - Pb tương tự như sơ đồ của pin điện hóa Zn - Cu
+ Nhúng lá Zn vào cốc đựng dd ZnSO4 1M, nhúng lá Cu vào cốc đựng dd Pb(NO3) 1M
+ Nối 2 dd muối trong 2 cốc bằng cầu nối đựng dd NH4NO3
+ Nối 2 điện cực với vôn kế, điện cực Zn ở bên trái và điện cực Pb ở bên phải
- Số liệu: Suất điện động của pin điện hóa Zn - Pb đo được là 0,63V
⇒ Suất điện động của pin điện hóa Zn - Cu lớn hơn của pin điện hóa Zn-Pb
Thí nghiệm 2: Điện phân dung dịch CuSO4, các điện cực bằng graphit
- Tiến hành TN:
+ Lắp dụng cụ điện phân dd CuSO4 như hình sau:
+ Điều chỉnh dòng điện đi qua vào dung dịch
- Hiện tượng:
+ Ở cực (-) xuất hiện kim loại màu đỏ bám trên catot
+ Ở cực (+) xuất hiện bọt khí
- Giải thích: Khi có dòng điện:
+ Ở cực (+) xảy ra sự oxi hóa H2O sinh ra khí O2
+ Ở cực (-) xảy ra sự khử Cu2+ thành Cu
Cho y gam kim loại M vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau phản ứng hoàn toàn khối lượng phần dung dịch tăng thêm y gam. Kim loại M là
Câu A. Cu.
Câu B. Ba.
Câu C. Na.
Câu D. Ag.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB