Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một ankan và một anken. Dẫn 15,68 lít A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì nó biến thành 13,44 lít hỗn hợp khí B. Dẫn B đi qua bình đựng dung dịch brom thì màu của dung dịch nhạt đi và khối lượng bình tăng thêm 5,6 g. Sau phản ứng còn lại 8,96 lít hỗn hợp khí c có tỉ khối đối với hiđro là 20,25. (Biết các thể tích đo ở đktc ; các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn). Hãy xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong mỗi hỗn hợp A, B và C.
Số mol các chất trong A là : = 0,7 (mol).
Khi A qua chất xúc tác Ni :
Hỗn hợp B chứa 3 chất: ankan ban đầu , ankan mới tạo ra và anken còn dư CmH2m với số mol tổng cộng là : = 0,6 (mol).
Số mol H2 trong A là : 0,7 - 0,6 = 0,1(mol).
Khi B qua nước brom thì anken bị giữ lại hết:
Hỗn hợp C chỉ còn và với tổng số moi là = 0,4 (mol).
Như vậy, 0,2 mol CmH2m có khối lượng 5,6 g, do đó 1 mol CmH2m có khối lượng = 28 (g) m = 2.
CTPT của anken là C2H4 ; ankan do chất này tạo ra là C2H6.
Trong hỗn hợp C có 0,1 mol C2H6 và 0,3 mol
Khối lượng hỗn hợp C là : 20,25.2.0,4 = 16,2 (g)
Trong đó 0,1 mol C2H6 có khối lượng 3 g và 0,3 mol có khối iượng là 16,2 - 3 = 13,2(g).
Khối lượng 1 mol là = 44,0 (g) n = 3
Hỗn hợp A : C3H8 (42,86%); C2H4 (42,86%) ; H2 (14,29%).
Hỗn hợp B : C3H8 (50%) ; C2H6 (16,67%) ; C2H4 (33,33%).
Hỗn hợp C : C3H8 (75%) ; C2H6 (25%).
Chất Y có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với NaOH tạo thành chất Z (C4H7O2Na). Vậy Y thuộc loại hợp chất nào sau đây?
Câu A. Anđehit
Câu B. Axit
Câu C. Ancol
Câu D. Xeton
X là một amino axit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835g muối khan. Còn khi cho 0,01mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25g dung dịch NaOH 3,2%. Tìm công thức cấu tạo của X
nHCl = 0,01 = na.a⇒ X có 1 nhóm –NH2
nNaOH = 0,02 mol = 2nX ⇒X có 2 nhóm –COOH
X có dạng: H2N – R – (COOH)2
Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Tính V?
nFe = nS = 0,1 mol dư
Nung hỗn hơp Fe, S thu được hỗn hợp chất rắn Y gồm FeS, Fe dư, S dư
Y + HCl => Khí Z là H2S, H2; Chất rắn G là S.
Xét cả quá trình:
Fe → Fe2+ +2e
O2 +4e → O2-
S → S+ 4 + 4e
Bảo toàn electron: 4nO2 = 2nFe + 4nS
=> nO2 = 0,15 => V = 3,36 lít
Nêu những phản ứng hoá học chứng minh các đặc điểm sau đây của fructozơ :
a) Có nhiều nhóm OH ở những nguyên tử cacbon kề nhau.
b) Tổng số nhóm OH trong phân tử là 5.
c) Có nhóm chức xeton.
d) Có mạch cacbon không phân nhánh.
a) fructozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam chứng tỏ phân tử fructozơ có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau
b) fructozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO chứng tỏ phân tử có 5 nhóm OH
c) fructozơ cộng Hidro cho poliancol C6H14O6 chứng tỏ phân tử có nhóm chức xeton
d) khử hoàn toàn fructozơ thu được hexan chứng tỏ có 6 nguyên tử C trong phân tử fructozơ tạo thành một mạch không phân nhánh.
Hòa tan hết 0,03 mol hỗn hợp X gồm MgS, FeS và CuS trong dung dịch HNO3 dư, kết thúc các phản ứng không có kết tủa sinh ra, thu được dung dịch Y và 0,15 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 61/3. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, không có khí thoát ra. Phần trăm số mol của FeS trong X là
Giải
Quy đổi X thành CuS: x mol, FeS: y mol
Ta có:
M(Z) = 2.(61/3) = 122/3
=>m(Z) = 0,15. (122/3) = 6,1 gam
Gọi số mol của NO2 : a mol, NO : b mol
BTKL ta có : 46a + 30b = 6,1 gam (1)
a+ b = 0,15 (2)
Từ (1), (2) => a = 0,1 mol ; b = 0,05 mol
Bảo toàn e ta có: 8nCuS + 9nFeS = nNO2 + 3nNO
=>8x + 9y = 0,1 + 3.0,15 = 0,25 (*)
Bảo toàn mol hỗn hợp X ta có: x + y = 0,03 (**)
Từ (*), (**) => x = 0,02 mol ; y = 0,01 mol
=>%nFeS = (0,01 : 0,03).100 = 33,33%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB