Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 24,25 gam muối của glyxin, 22,20 gam muối của alanin và 13,90 gam muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 39,14 gam. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 24,25 gam muối của glyxin, 22,20 gam muối của alanin và 13,90 gam muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 39,14 gam. Giá trị của m là?


Đáp án:

Giả sử số mol của X, Y, Z lần lượt là 2x, x, x (mol)

nNaOH = nGly-Na + nAla-Na + nVal-Na = 0,25 + 0,2 + 0,1 = 0,55 mol

Lại có: nNaOH = 2nX + 3nY + 4nZ → 0,55 = 2.2x + 3x + 4x → x = 0,05 mol.

→ nE = 4x = 0,2 mol

Quy đổi hỗn hợp E thành: C2H3ON (a mol); CH2 (b mol) và H2O (c mol)

nNaOH = 0,55 mol → a = 0,55 mol.

npeptit (E) = c = 0,2 mol.

Bảo toàn C có: 2a + b = 2.nGly + 3.nAla + 5.nVal → 2.0,55 + b = 2.0,25 + 3.0,2 + 0,1.5 → b = 0,5 mol.

→ mE = 57.0,55 + 14.0,5 + 0,2.18 = 41,95 gam.

Tỉ lệ:

Đốt cháy: 41,95 gam E → mCO2 + mH2O = 97,85 gam

Đốt cháy: m gam E → mCO2 + mH2O = 39,14 gam

m = (39,14.41,95) : 97,85 = 16,78 g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Số thí nghiệm tạo thành kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhiệt phân AgNO

(b) Nung FeS2 trong không khí

(c) Nhiệt phân KNO3

 (d) dung dịch CuSOvào dung dịch NH3 dư

(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO

(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư)

(h) Nung Ag2S trong không khí

(i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư)

Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là


Đáp án:
  • Câu A.

    3

  • Câu B.

    5

  • Câu C.

    2

  • Câu D.

    4

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm có thể dùng muối KClO3 hoặc KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy. a) Viết các phương trình hóa học xảy ra đối với mỗi chất. b) Nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì thể tích oxi thu được có khác nhau không? Hãy tính thể tích khí oxi thu được. c) Cần điều chế 1,12 lít khí oxi, hãy tính khối lượng mỗi chất cần dùng. Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm có thể dùng muối KClO3 hoặc KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy.

a) Viết các phương trình hóa học xảy ra đối với mỗi chất.

b) Nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì thể tích oxi thu được có khác nhau không? Hãy tính thể tích khí oxi thu được.

c) Cần điều chế 1,12 lít khí oxi, hãy tính khối lượng mỗi chất cần dùng. Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.


Đáp án:

a) Các phương trình phản ứng phân hủy:

2KNO3 → 2KNO2 + O2 ↑ (1)

2KClO3 → 2KCl + 3O2 ↑ (2)

b) Theo phương trình (1) và (2): số mol hai muối tham gia phản ứng nhu nhau (0,1 mol), nhưng số mol oxi sinh ra không như nhau.

Theo phương trình (1): nO2 = 0,5nKNO3 = 0,5.0,1 = 0,05 mol

VO2 = 0,05. 22,4= 1,12 lít

Theo phương trình (2): nO2 = 1,5nKClO3 = 1,5.0,1 = 0,15 mol

VO2 = 0,15 .22,4 = 3,36 lít.

c) nO2 = 0,05 mol

2KNO3 → 2KNO2 + O2

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Theo pt: nKNO3 = 2.nO2 = 0,05 . 2 = 0,1 mol

nKClO3 = 2/3nO2 = 2/3.0,05 = 0,1/3 mol

MKNO3 = 101g/mol ; MKClO3 = 122,5 g/mol

mKNO3 cần dùng = 0,1 x 101 = 10,1g

mKClO3 cần dùng = 0,1 /3 x 122,5 = 4,08g.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol chất hữu cơ X cần 1,12 lít O2 (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm thu được qua bình đựng P2O5 khan vào bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 0,9g, bình 2 tăng 2,2g. Tìm X.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol chất hữu cơ X cần 1,12 lít O2 (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm thu được qua bình đựng P2O5 khan vào bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 0,9g, bình 2 tăng 2,2g. Tìm X.


Đáp án:

n O2 = 0,5 mol ⇒ m O2 = 16

mbình 2 tăng = mCO2 = 2,2g

mbình 1 tăng = mH2O = 0,9g

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mX + mO2 = mCO2 + mH2O ⇒ mX = mCO2 + mH2O – mO2 = 1,5g

MX = 1,5: 0,025 = 60g ⇒ X là: C2H4O2

Xem đáp án và giải thích
Chất àm mất màu brom
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các dãy chất sau: stiren, metyl fomat, anilin, fructozơ, anđehit axetic, axit fomic, phenol. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước Br2?

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Có hai bình riêng biệt hai khí oxi và ozon. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt hai khí đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai bình riêng biệt hai khí oxi và ozon. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt hai khí đó.


Đáp án:

Dẫn lần lượt hai khí vào 2 dung dịch KI (chứa sẵn một ít tinh bột) nếu dung dịch có màu xanh xuất hiện thì khí dẫn là ozon.

2KI + O3 + H2O → I2 + O2 + KOH

I2 + hồ tinh bột → xanh

Khí còn lại không làm đổi màu là oxi.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…