Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau và viết các phương trình hóa học:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau và viết các phương trình hóa học:

Biết rằng A là hợp chất của nitơ.


Đáp án:

- Sơ đồ:

Phương trình phản ứng:

(1) Khí NH3 + H2O ⇆ NH4OH

(2) NH3 + HCl → NH4Cl

(3) NH4Cl + NaOH → NH3↑ + NaCl + H2O

(4) NH3 + HNO3 → NH4NO3

(5) NH4NO3 → N2O + 2H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt một mẫu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,600kg trong oxi dư, thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic. Tính thành phần phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than đá trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt một mẫu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,600kg trong oxi dư, thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic. Tính thành phần phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than đá trên.


Đáp án:

  C     +     O2     →     CO2

      47,32                 ←     47,32 (mol)

Theo pt: nC = nCO2 = 47,32 mol ⇒ mC = 47,32. 12 = 567,84 g

% khối lượng của C là:

Xem đáp án và giải thích
Brom
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phản ứng hóa học: Br2 + 5Cl2 + 6H2O ↔ 2HBrO3 + 10HCl. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?

Đáp án:
  • Câu A. Br2 là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử

  • Câu B. Br2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.

  • Câu C. Br2 là chất khử, Cl2 là chất oxi hóa.

  • Câu D. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.

Xem đáp án và giải thích
Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là : Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3. Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là : Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.

Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.

Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.


Đáp án:

a) Dùng thuốc thử là dung dịch HNO3 loãng :

Ghi số thứ tự của 3 lọ, lấy một lượng nhỏ hoá chất trong mỗi lọ vào 3 ống nghiệm và ghi số thứ tự ứng với 3 lọ. Nhỏ dung dịch HNO3 cho đến dư vào mỗi ống, đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng :

- Nếu không có hiện tượng gì xảy ra, chất rắn trong ống nghiệm là muối NaCl. Lọ cùng số thứ tự với ống nghiệm là NaCl.

- Nếu có bọt khí thoát ra thì chất rắn trong ống nghiệm có thể là Na2CO3 hoặc hỗn hợp Na2CO3 và NaCl

- Lọc lấy nước lọc trong mỗi ống nghiệm đã ghi số rồi thử chúng bằng dung dịch AgNO3. Nếu :

Nước lọc của ống nghiệm nào không tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì muối ban đầu là Na2CO3.

Nước lọc của ống nghiệm nào tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì chất ban đầu là hỗn hợp hai muối NaCl và Na2CO3.

Các phương trình hoá học :

Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + H20 + CO2 ↑

(đun nóng nhẹ để đuổi hết khí CO2 ra khỏi dung dịch sau phản ứng)

NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M là gì?


Đáp án:

M + Cl2 → MCl2

2M + O2 → 2MO

Ta có M(x+y) = 7,2 (1)

x + 0,5y = 0,25 (2)

(M + 71)x + (M + 16)y = 23 (3)

Từ (1), (2) và (3) ⇒ x = 0,2 ; y = 0,1 và M = 24 (Mg)

Xem đáp án và giải thích
Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc, khí CO hoặc không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc, khí CO hoặc không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?


Đáp án:

Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi. Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…