Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe và FeCO3 trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 4,48 lít hỗn hợp hai khí (ở đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 11,5. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe và FeCO3 trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 4,48 lít hỗn hợp hai khí (ở đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 11,5. Giá trị của m là


Đáp án:

nhỗn hợp khí = 0,2 mol => nH2 = 0,1 mol , nCO = 0,1 mol

=> m hỗn hơp = 0,1. 56 + 0,1. 116 = 17,2 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một học sinh làm thí nghiệm như sau: (1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch. (2). Đun sôi nước. (3).Đốt một mẫu cacbon. Hỏi: a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chat đó là chất gì? b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái? c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một học sinh làm thí nghiệm như sau:

   (1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch.

   (2). Đun sôi nước.

   (3).Đốt một mẫu cacbon.

   Hỏi:

   a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chat đó là chất gì?

   b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái?

   c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?


Đáp án:

  a) Sản phẩm mới xuất hiện ở thí nghiệm 1 đó là FeCl2 và H2.

   Và ở thí nghiệm 3 đó là CO2.

   TN1: Fe + HCl → FeCl2 + H2

   TN3: C + O2 → CO2

   b) Đó là TN2, nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

   c) Đó là TN3 do sự cháy xảy ra.

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng hỗn hợp gồm 12 g axit đơn chức X và 9 g ancol đơn chức Y ( có xúc tác axit), giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp A. Để trung hoà lượng axit X dư cần 50 g dung dịch NaOH 4%, thu được 4,1 g muối. Xác định công thức cấu tạo của X và Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng hỗn hợp gồm 12 g axit đơn chức X và 9 g ancol đơn chức Y ( có xúc tác axit), giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp A. Để trung hoà lượng axit X dư cần 50 g dung dịch NaOH 4%, thu được 4,1 g muối. Xác định công thức cấu tạo của X và Y.



Đáp án:

 (mol) 

 naxit dư = 0,05 mol

nmuối = 0,05 mol  

 Mmuối = 82 g/mol.

Vậy axit X là CH3COOH.

nCH3COOH ban đầu = 0,2 mol ; nCH3COOH phản ứng = 0,15 mol

nR'OH = 0,15 mol ; MR'OH = 60 g/ mol.

Ancol Y là 



Xem đáp án và giải thích
Biết rằng khí hidro dễ tác dụng vơi chất chì (IV) oxit PbO2, chiếm lấy oxi của chất này để tạo ra nước. Viết phương trình hóa học của phản ứng và tên chất mới sinh ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết rằng khí hidro dễ tác dụng vơi chất chì (IV) oxit PbO2, chiếm lấy oxi của chất này để tạo ra nước.

   Viết phương trình hóa học của phản ứng và tên chất mới sinh ra.


Đáp án:

PTHH: 2H2  +  PbO2  --t0--> Pb + 2H2O

Chất sinh ra là kim loại Pb

Xem đáp án và giải thích
Gọi tên các phản ứng và viết phương trình hóa học của phản ứng polime hóa các monome sau: a. CH3-CH=CH2. b. CH2=CCl-CH=CH2. c. CH2=C(CH3)-CH=CH2. d. CH2OH-CH2OH và m-C6H4(COOH)2(axit isophtalic). e. NH2-[CH2]10COOH.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Gọi tên các phản ứng và viết phương trình hóa học của phản ứng polime hóa các monome sau:

a. CH3-CH=CH2.

b. CH2=CCl-CH=CH2.

c. CH2=C(CH3)-CH=CH2.

d. CH2OH-CH2OH và m-C6H4(COOH)2(axit isophtalic).

e. NH2-[CH2]10COOH.


Đáp án:

Các phản ứng a,b,c là các phản ứng trùng hợp; d,e là các phản ứng trùng ngưng

a. nCH3-CH=CH2 --t0,xt--> (-CH(CH3)-CH2-)n  

b. nCH2=CCl-CH=CH2 --t0,xt--> (-CH2-CCl=CH-CH2-)n

c. nCH2=C(CH3)-CH=CH2  --t0,xt-->  (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n

d. nCH2OH-CH2 OH + m-HOOC-C6H4-COOH    --t0,xt--> (-O-CH2-CH2-O-OC-C6H4-CO-)n

e. nNH2-[CH2]10-COOH  --t0,xt-->  (-NH-[CH2]10-CO-)n

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Giải thích ? Đối với khí hiđro, có làm như thế được không? Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Giải thích ? Đối với khí hiđro, có làm như thế được không? Vì sao?


Đáp án:

- Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để ống nghiệm nằm thẳng đứng, miệng ống nghiệm hướng lên trên vì khí oxi nặng hơn không khí.

- Đối với khí hiđro không làm như thế được vì khí hiđro rất nhẹ so với không khí nên phải đặt ống nghiệm thẳng đứng và miệng ống nghiệm hướng xuống dưới.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…