Hòa tan hoàn toàn 6,0 gam hỗn hợp X gồm C và S trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 0,75 mol hỗn hợp Y gồm khí CO2 và SO2. Cho Y hấp thụ hết vào dung dịch Z chứa 0,5 mol NaOH và 0,3 mol KOH, thu được dung dịch chứa m gam chất tan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:
Hòa tan hoàn toàn 6,0 gam hỗn hợp X gồm C và S trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 0,75 mol hỗn hợp Y gồm khí CO2 và SO2. Cho Y hấp thụ hết vào dung dịch Z chứa 0,5 mol NaOH và 0,3 mol KOH, thu được dung dịch chứa m gam chất tan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

Đáp án:

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy trình bày hiểu biết về: a. Vị trí của crom trong bảng tuần hoàn. b. Cấu hình electron của nguyên tử crom. c. Khả năng tạo thành các số oxi hóa của crom.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy trình bày hiểu biết về:

a. Vị trí của crom trong bảng tuần hoàn.

b. Cấu hình electron của nguyên tử crom.

c. Khả năng tạo thành các số oxi hóa của crom.


Đáp án:

a) Vị trí trong bảng tuần hoàn

Crom là kim loại chuyển tiếp ở ô 24, thuộc chu kỳ 4, nhóm VIB.

b) Cấu hình electron nguyên tử: ls22s22p63s23p63d54s1 hoặc viết gọn [Ar]3p64s1

Crom là nguyên tố hóa học thuộc nhóm d.

- Độ âm điện 1,55.

- Thế điện cực chuẩn: Eo(Cr3+/Cr) = - 0,74V

c) Khả năng thể hiện các số oxi hóa: từ +1 đến +6, trong đó phổ biến hơn cả là các số oxi hóa + 2, + 3, +6.

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp A gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp A gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được.


Đáp án:

Ta có: nNO = 0,02 (mol); nFe ban đầu = 0,0375 (mol)

    Nếu Fe phản ứng hết, số mol electron nhường = 0,0375 × 3= 0,1125 > 0,06 Fe dư, Cu chưa phản ứng với dung dịch HNO3.

Như vậy sau khi phản ứng kết thúc Fe dư, Cu chưa phản ứng muối tạo ta là Fe(NO3)2: mFe(NO3)2 = 0,03 × 180 = 54(gam)

 

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp A ở thể lỏng chứa hexan và một amin đơn chức. Làm bay hơi 11,6 g A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 4,8 g oxi ở cùng nhiệt độ và áp suất. Trộn 4,64 g A với m gam O2 (lấy dư) rồi đốt cháy. Sau phản ứng thu được 6,48 g nước và 7,616 lít hỗn hợp khí gồm CO2, N2 và O2 còn dư. Dẫn hỗn hợp khí này qua dung dịch NaOH (có dư) thì thể tích còn lại là 1,344 lít (các thể tích ở đktc). a)   Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên và phần trăm về khối lượng của amin trong hỗn hợp A. b)  Tính m.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A ở thể lỏng chứa hexan và một amin đơn chức. Làm bay hơi 11,6 g A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 4,8 g oxi ở cùng nhiệt độ và áp suất. Trộn 4,64 g A với m gam O2 (lấy dư) rồi đốt cháy. Sau phản ứng thu được 6,48 g nước và 7,616 lít hỗn hợp khí gồm CO2, N2 và O2 còn dư. Dẫn hỗn hợp khí này qua dung dịch NaOH (có dư) thì thể tích còn lại là 1,344 lít (các thể tích ở đktc).

a)   Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên và phần trăm về khối lượng của amin trong hỗn hợp A.

b)  Tính m.





Đáp án:

a) Số mol hai chất trong 11,6g A=

Số mol hai chất trong 4,64g A= (

2C6H14 + 19O2 → 12CO2 + 14H2O

CxHyOz + (x+y4) O2 → x CO2 +y2 H2O + 12N2

Số mol H2O= 

Số mol CO2+ N2+ O2 còn dư=

Số mol N2+ O2 còn dư=→số mol CO2= 0,34-0,06=0,28mol

→m C= 0,28.12= 3,36g

→m N trong 4,64 g A= 4,64-3,36-0,72=0,56g

Số mol CxHyN= 

→ n C6H14= 0,06- 0,04= 0,02mol

Khi đốt 0,02 mol C6H14 sinh ra 0,12 mol CO2 và 0,14 mol H2O. Vậy khi đốt 0,04 mol CxHyN số mol CO2 sinh ra là 0,28-0,12=0,16 mol

Số mol H2O là: 0,36 - 0,14= 0,22 mol

Vậy 

Công thức phân tử là C4H11N.

Các công thức cấu tạo :

CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - NH2 butylamin

CH3- CH(CH3)-CH2-NH2 isobutylamin

        CH3

         I

CH3-C-NH2 tert-butylamin

         I

         CH3

CH3-CH2-CH(CH3)-NH2  sec-butylamin

CH3 - CH2 - CH2 - NH - CH3 metylpropylamin

CH3 – CH(CH3) - NH - CH3 metylisopropylamin

CH3 - CH2 - NH - CH2 - CH3 đietylamin

CH3 – N(CH3) -CH2 -CH3 etylđimetylamin

%

b) Khối lượng O trong 0,36 mol H2O là : 0,36.16 = 5,76 (g)

Khối lượng O trong 0,28 mol CO2 là : 0,28.32 = 8,96 (g)

Số mol O2 còn dư : 

Khối lượng O2 còn dư : 0,04.32 = 1,28 (g)

Khối lượng O2 ban đầu : m = 5,76 + 8,96 + 1,28 = 16 (g)






Xem đáp án và giải thích
Thủy phân chất béo glixerol tristearat (C17H35COO)3C3H5 cần dùng 1,2 kg NaOH. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Tính khối lượng glixerol thu được?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân chất béo glixerol tristearat (C17H35COO)3C3H5 cần dùng 1,2 kg NaOH. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Tính khối lượng glixerol thu được?


Đáp án:

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (1)

Ta có: nNaOH = 1,2 : 40 = 0,03 (mol)

Từ (1) ⇒ nC3H5(OH)3 = 1/3nNaOH = 0,01 (kmol)

⇒ mC3H5(OH)3 = 0,01 . 92 .80% = 0,736 (kg)

Xem đáp án và giải thích
Chất hữu cơ
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ mạch hở X, Y (chỉ chứa C, H, O và MX < MY) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,2 mol một ancol đơn chức và 2 muối của hai axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác đốt cháy 20,56 gam A cần 1,26 mol O2 thu được CO2 và 0,84 mol H2O. Phần trăm số mol của X trong A là

Đáp án:
  • Câu A. 20%

  • Câu B. 80%

  • Câu C. 40%

  • Câu D. 75%.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…