Hòa tan hoàn toàn 5,2g 2 kim loại kiềm ở 2 chu kỳ liên tiếp nhau vào nước được 2,24 lit khí H2 (dktc). Hai kim loại đó là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 5,2g 2 kim loại kiềm ở 2 chu kỳ liên tiếp nhau vào nước được 2,24 lit khí H2 (dktc). Hai kim loại đó là


Đáp án:

Gọi công thức trung bình 2 kim loại kiềm là M

M + H2O -> MOH + 0,5H2

0,2             <-                0,1 mol

=> MM = 26g

=> 2 kim loại là Na(23) và K(39)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Người ta dùng 1 tấn khoai chứa 75% bột và bột này có chứa 20 % nước để làm rượu. khối lượng riêng của rượu là 0,8 g/ml. Tính thể tích rượu 95o điều chế được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta dùng 1 tấn khoai chứa 75% bột và bột này có chứa 20 % nước để làm rượu. khối lượng riêng của rượu là 0,8 g/ml. Tính thể tích rượu 95o điều chế được.


Đáp án:

nrượu = 2n. ntinh bột = 2n. 6. (104/162n) = 0,74. 104 (mol)

Khối lượng rượu nguyên chất: 0,74. 104. 46 = 34,04. 104 (mol)

Thể tích rượu nguyên chất: 42,55. 104 (ml)

Thể tích rượu 950 là: 44,8. 104 (ml) = 448 (lít)

Xem đáp án và giải thích
Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.


Đáp án:

Chất chỉ thị axit – bazơ : Là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.

Màu của quỳ và phenolphtanein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.

- pH ≤ 6: Quỳ hóa đỏ, phenolphtanein không màu.

- pH = 7: Quỳ không đổi màu, phenolphtanein không màu.

- 8 ≤ pH ≤ 8,3: Quỳ hóa xanh, phenophtanein không màu.

- pH ≥ 8,3: Quỳ hóa xanh, phenolphtanein hóa hồng.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (proton, nowtron, electron) là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (proton, nowtron, electron) là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là gì?


Đáp án:

Tính ra X có 35 electron trong nguyên tử.

Cấu hình nguyên tử của X là 1s22s22p63s23p63d104s24p5

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư), thu được 23,9g kết tủa màu đen. a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra. b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)? c) Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư), thu được 23,9g kết tủa màu đen.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.

b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)?

c) Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu?


Đáp án:

nhh khí = 0,11 mol

nPbS = 0,1 mol

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1)

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (2)

H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3 (3)

b) Hỗn hợp khí thu được là H2 và H2S

Theo pt (3) ⇒ nH2S = nPbS = 0,1 mol

⇒ nH2 = nhh khí - nH2S = 0,11 – 0,1 = 0,01 mol

VH2 = 0,01 x 22,4 = 0,224l.

VH2S = 0,1 x 22,4 = 2,24l.

c) Theo PT (2) ⇒ nFeS = nH2S = 0,1 mol

⇒ mFeS = 0,1 × 88 = 8,8g.

Theo PT (1) nFe = nH2 = 0,01 mol ⇒ mFe = 56 × 0,01 = 0,56g.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng của Glucose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng 18 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là :

Đáp án:
  • Câu A. 7,20.

  • Câu B. 2,16.

  • Câu C. 10,8.

  • Câu D. 21,6.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…