Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là


Đáp án:

Ta có: nH2 = 0,3 mol

--> m = 15,4 + 0,3.2.35,5 = 36,7g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nung nóng hỗn hợp chất rắn A gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được chất rắn X và 0,45 mol hỗn hợp khí NO2 và O2. X tan hoàn toàn trong dung dịch chứa vừa đủ 1,3 mol HCl, thu được dung dịch Y chứa m gam hỗn hợp muối clorua, và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2, tỉ khối của Z so với H2 là 11,4. Giá trị m gần nhất là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng hỗn hợp chất rắn A gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được chất rắn X và 0,45 mol hỗn hợp khí NO2 và O2. X tan hoàn toàn trong dung dịch chứa vừa đủ 1,3 mol HCl, thu được dung dịch Y chứa m gam hỗn hợp muối clorua, và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2, tỉ
khối của Z so với H2 là 11,4. Giá trị m gần nhất là


Đáp án:

BTNT O : n (O trongY) = 6 nCu(NO3)2 – 2 (n O2 + n NO2) = 0,6 mol

Khi cho Y + 1,3 mol HCl:

BTNT H: nNH4+ = [ nHCl – 2(nH2 + nH2O)]: 4 = [1,3 – 2 (0,01 + 0,6)]: 4 = 0,02

BTĐT: nMg2+ = (nCl2 – 2 nCu2+ - nNH4+): 2 = 0,39 mol

=> mmuối = mMg2+ + mCu2+ + mNH4+ + mCl- = 71,87 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO3, Na2S, HCl. Chỉ dùng một chất để nhận biết được cả 5 chất trên?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO3, Na2S, HCl. Chỉ dùng một chất để nhận biết được cả 5 chất trên?


Đáp án:

Thí nghiệm trên từng lượng nhỏ hóa chất.

    Cho quỳ tím vào từng dung dịch. HCl làm quì tím hóa đỏ, Na2CO3 làm quì tím hóa xanh.

    Cho HCl vào 3 mẫu thử còn lai. Lọ có khí thoát ra có mùi trứng thối là N2S, lọ có khí mùi sốc là Na2SO3, lọ còn lại không hiện tượng là NaCl.

    PTHH

    2HCl + Na2S → 2NaCl + H2S

    2HCl + Na2SO3 → 2NaCl + SO2 + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan 1,04 g muối clorua của kim loại kiềm thổ trong nước thu được dung dịch A. Thêm Na2CO3 dư vào dung dịch A được một kết tủa. Hoà tan kết tủa này trong dung dịch HNO3 được dung dịch B. Thêm H2SO4 dư vào dung dịch B được kết tủa mới có khối lượng 1,165 g. Xác định công thức hoá học của muối clorua kim loại kiềm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan 1,04 g muối clorua của kim loại kiềm thổ trong nước thu được dung dịch A. Thêm Na2CO3 dư vào dung dịch A được một kết tủa. Hoà tan kết tủa này trong dung dịch HNO3 được dung dịch B. Thêm H2SO4 dư vào dung dịch B được kết tủa mới có khối lượng 1,165 g. Xác định công thức hoá học của muối clorua kim loại kiềm.


Đáp án:

Đặt X là khối lượng mol của kim loại kiểm thổ.

Theo sơ đồ phản ứng: 1 mol MCl2 →1 mol MSO4

(X + 71) g MC12 → (X + 96) g MSO4

1,04 g MC12 → 1,165 g MSO4

⟹ 1,165.(X + 71) = 1,04.(X + 96)

Giải ra được X = 137. Vậy M là Ba, muối là BaCl2.

Xem đáp án và giải thích
Khái niệm “bậc” của amin khác với khái niệm “bậc” của ancol và dẫn xuất halogen như thế nào? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân, chỉ rõ bậc của amin có cùng công thức phân tử sau : a. C3H9N b. C5H13N c. C7H9N ( có chứa vòng benzen)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khái niệm “bậc” của amin khác với khái niệm “bậc” của ancol và dẫn xuất halogen như thế nào? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân, chỉ rõ bậc của amin có cùng công thức phân tử sau :

a. C3H9N

b. C5H13N

c. C7H9N ( có chứa vòng benzen)


Đáp án:

a) C3H9N

- Amin bậc 1

CH3CH2CH2NH2: n-propyl amin

CH3CH(CH3)-NH2: iso propylamin

- Amin bậc 2

CH3-NH-CH2-CH3: etyl metylamin

- Amin bậc 3

 

b. C5H13N

- Amin bậc 1

CH3-[CH2]4-NH2: n-pentyl amin

CH3-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-CH3 : pent-2-yl amin

CH3-CH3-CH(NH2)-CH2-CH3 : pent-3-yl amin

CH3-CH2-CH(CH3)-CH2-NH2 : 2-metyl but-1-yl amin

CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-NH2 : 3-metyl but-1-yl amin

CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-NH2 : 3-metyl but-2-yl amin

CH3-C(CH3)2-CH2-NH2 : 2,2-đimetyl prop-1-yl amin

CH3-CH2-C(CH3)2-NH2 : 2-metyl but-2-yl amin

- Amin bậc 2

CH3-CH2-CH2-CH2-NH-CH2 : n-butyl metyl amin

CH3-CH2-CH2-NH-CH2-CH3 : etyl propyl amin

CH3-CH(CH3)-CH2-NH-CH3 : isobutyl metyl amin

CH3-CH2-CH(CH3)-NH-CH3 : mety sec-butyl amin

CH3-C(CH3)2-NH-CH3 : metyl neobutyl amin

CH3-CH(CH3)-NH-CH2-CH3 : isoproyl metyl amin

- Amin bậc 3

CH3-N(CH3)-CH2-CH2-CH3 : đimetyl n-propyl amin

CH3-CH2-N(CH3)-CH2-CH3 : đietyl meylamin

CH3-CH(CH3)-N(CH3)-CH3 : đimeyl isopropy amin

c. C7H9N.(có chứa vòng benzen)

- Amin bậc 1: 

- Amin bậc 2:

Bậc của ancol và dẫn xuất halogen được tính bằng bậc của C mang nhóm chức. Còn bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H của amoniac được thay thế bằng gốc hidrocacbon

Xem đáp án và giải thích
Vì sao nước mắt lại mặn ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao nước mắt lại mặn ?


Đáp án:

Nước mắt mặn vì trong nước mắt có tới 6 gam muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…