Hãy xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau: H2O, CH4, HCl, NH3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau: H2O, CH4, HCl, NH3


Đáp án:

Cộng hóa trị của các nguyên tố đó là:

H2O: H có cộng hóa trị 1 và O có cộng hóa trị 2.

CH4: C có cộng hóa trị 4 và H có cộng hóa trị 1.

HCl: H có cộng hóa trị 1 và Cl có cộng hóa trị 1.

NH3: N có cộng hóa trị 3 và H có cộng hóa trị 1.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phân tử axit là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phân tử axit là gì?


Đáp án:

- Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

- Thành phần phân tử: Có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit (-Cl, =S, =SO4, -NO3,...)

Ví dụ: HCl, H2S, H2SO4, HNO3, H2CO3, H3PO4

- Công thức chung: HnA

Trong đó: - H: là nguyên tử hiđro, n là số nguyên tử H.

- A: là gốc axit.

Xem đáp án và giải thích
Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn? a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50oC) c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) d) 2H2 + O2 → 2H2O (to thường) và 2H2 + O2 → 2H2O (tothường),xúc tác Pt (Nếu không ghi chú gì thêm là so sánh trong cùng điều kiện)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?

a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M)

b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50oC)

c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M)

d) 2H2 + O2 → 2H2O (to thường) và 2H2 + O2 → 2H2O (tothường),xúc tác Pt

(Nếu không ghi chú gì thêm là so sánh trong cùng điều kiện)


Đáp án:

Những phản ứng có tốc độ lớn hơn:

a) Fe + CuSO4 (4M)

b) Zn + CuSO4 (2M, 500C)

c) Zn (bột) + CuSO4 (2M)

d) 2H2 + O2 → 2H2O (to thường, xúc tác Pt)

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là bao nhiêu?


Đáp án:

Có thể coi 0,5 mol FeO và 0,5 mol Fe2O3 là 0,5 mol Fe3O4. Vậy cả hỗn hợp có 1 mol Fe3O4 nên có khối lượng là 232g.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau: a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa. b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau:

a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa.

b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.


Đáp án:

a) Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.

Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử:

Mẫu thử không có hiện tượng gì là NH2-CH2-COOH.

Hai mẫu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh là CH3NH2 và CH3

Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc, mẫu nào có hiện tượng khói trắng là CH3NH2, còn lại là CH3COONa.

CH3NH2 + HOH ⇄ CH3NH3+ + OH-

CH3COO- + HOH ⇄ CH3COOH + OH-

b) Trích mỗi chất một ít làm mẩu thử.

Dùng Cu(OH)2, nhận biết glixerol vì tạo dung dịch xanh lam đặc trưng.

Dùng Cu(OH)2 đun nóng, nhận biết CH3CHO vì tạo kết tủa đỏ gạch.

Dùng nước brom để nhận biết C6H5NH2 vì tạo kết tủa trắng.

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân: a. 1kg bột gạo có 80% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ. b. 1kg mùn cưa có 50% xenlulozơ, còn lại là tạp chất trơ. c. 1kg saccarozơ. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân:

a. 1kg bột gạo có 80% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ.

b. 1kg mùn cưa có 50% xenlulozơ, còn lại là tạp chất trơ.

c. 1kg saccarozơ.

Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…