Hãy so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom viết phương trình hóa học minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom viết phương trình hóa học minh hoạ.


Đáp án:

a. Giống nhau: Đều là các kim loại có tính khử mạnh nhưng do có lớp oxit mỏng bền bao phủ nên cả hai kim loại bền vững trong không khí, nước và đều thụ động trong dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

2Al +6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Al và Cr đều bị thụ động hóa bởi H2SO4 và HNO3 đặc nguội.

b. Khác nhau:

- Al có tính khử mạnh hơn Cr:

2Al  + Cr2O3      --t0--> 2Cr  + Al2O3

- Crom có các số oxi hóa +2, +3, +6.

- Al chỉ có số oxi hóa +3.

- Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm

2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 2 bình riêng biệt đựng các khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách nhận biết từng khí. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 2 bình riêng biệt đựng các khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách nhận biết từng khí. Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Dẫn hai khí lần lượt lội qua dung dịch nước brom nếu khí nào làm mất màu dung dịch nước brom là SO2. Còn khí kia dẫn vào bình đựng nước vôi trong nếu thấy kết tủa làm nước vôi trong vẩn đục là CO2

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

Xem đáp án và giải thích
Các ứng dụng của natri là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các ứng dụng của natri là gì?


Đáp án:

- Natri là thành phần quan trọng trong sản xuất este và các hợp chất hữu cơ. Kim loại kiềm này là thành phần của clorua natri (NaCl) (muối ăn) là một chất quan trọng cho sự sống.

Các ứng dụng khác:

• Trong một số hợp kim để cải thiện cấu trúc của chúng.

• Trong xà phòng (trong hợp chất với các axít béo).

• Để làm trơn bề mặt kim loại.

• Để làm tinh khiết kim loại nóng chảy.

• Trong các đèn hơi natri, một thiết bị cung cấp ánh sáng từ điện năng có hiệu quả.

• Như là một chất lỏng dẫn nhiệt trong một số loại lò phản ứng nguyên tử.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 50 gam dung dịch NaOH 32%. Muối tạo thành trong dung dịch phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 50 gam dung dịch NaOH 32%. Muối tạo thành trong dung dịch phản ứng là muối gì?


Đáp án:

nP = 0,2 mol ⇒ nH3PO4 = 0,2 mol

nNaOH = 0,4 mol

nNaOH : nH3PO4 = 2: 1 => Tạo muối Na2HPO4

Xem đáp án và giải thích
Oxi hoá hoàn toàn 0,60(g) một ancol A đơn chức bằng oxi không khí, sau đó dẫn sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc rồi dẫn tiếp qua bình (2) đựng KOH. Khối lượng bình (1) tăng 0,72g; bình (2) tăng 1,32g. a. Giải thích hiện tượng thí nghiệm trên bằng phương trình hoá học. b. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo có thể có của A. c. Khi cho ancol trên tác dụng với CuO, đun nóng thu được một anđehit tương ứng. Gọi tên của A?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hoá hoàn toàn 0,60(g) một ancol A đơn chức bằng oxi không khí, sau đó dẫn sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc rồi dẫn tiếp qua bình (2) đựng KOH. Khối lượng bình (1) tăng 0,72g; bình (2) tăng 1,32g.

a. Giải thích hiện tượng thí nghiệm trên bằng phương trình hoá học.

b. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo có thể có của A.

c. Khi cho ancol trên tác dụng với CuO, đun nóng thu được một anđehit tương ứng. Gọi tên của A?


Đáp án:

a.

nH2O = 0,72/18 = 0,04 mol; nCO2 = 1,32/44 = 0,03 mol

⇒ nH2O > nCO2

⇒ A là ancol no và theo đầu bài là đơn chức

Gọi công thức phân tử của A là CnH2n+2O (n ≥ 1)

b.

CTCT có thể có của A là:

   CH3-CH2-CH2-OH, CH3-CH(OH)-CH3

c.

Khi cho A tác dụng với CuO, đun nóng được một anđehit ⇒ A là Ancol bậc 1

⇒ CTCT của A là: CH3-CH2-CH2-OH (propan-1-ol)

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho cân bằng hóa học N2(k)+3H2 (k) ⇔ 2NH3 (k):ΔH=-92J Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi: a) Tăng nhiệt độ b) Hóa lỏng ammoniac để tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng. c) Giảm thể tích của hệ Phương trình.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho cân bằng hóa học N2(k)+3H2 (k) ⇔ 2NH3 (k):ΔH=-92J Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi:

a) Tăng nhiệt độ

b) Hóa lỏng ammoniac để tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng.

c) Giảm thể tích của hệ Phương trình.


Đáp án:

Theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng Lechateliter

Khi tăng nhịêt độ cân bằng hóa học dịch chuyển theo chiều thu nhịêt. Tức chiều nghịch, chiều phân hủy NH3

Khi hóa lỏng NH3 nồng độ NH3 giảm cân bằng hóa học sẽ dich chuyể theo chiều tăng làm nồng độ NH3 (chiều thuận) tạo thành NH3.

Giảm thể tích của hỗn hợp phản ứng cân bằng hóa học dịch chuyển theo chiều giảm áp xuất (chiều thuận) tạo ra NH3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…