Hãy so sánh nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với a) nguyên tử cacbon b) nguyên tử lưu huỳnh c) nguyên tử nhôm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với

a) nguyên tử cacbon

b) nguyên tử lưu huỳnh

c) nguyên tử nhôm


Đáp án:

Nguyên tử magie

Nặng hơn bằng 24/12 = 2 lần nguyên tử Cacbon

Nhẹ hơn bằng 24/32 = 3/4 lần nguyên tử lưu huỳnh

Nhẹ hơn bằng 24/27 = 8/9  lần nguyên tử nhôm

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập xác định công thức của hợp chất hữu cơ dựa vào sơ đồ phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho sơ đồ điều chế chất E từ metan : Metan -- (askt, Cl2® ® ® ® -- (+B, H2SO4đ) ® E. E là:


Đáp án:
  • Câu A. C2H5OH

  • Câu B. CH3COOH

  • Câu C. HCOOCH3

  • Câu D. CH3CHO

Xem đáp án và giải thích
Tính chất, đặc điểm của kim loại kiềm, kiềm thổ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu không đúng là :

Đáp án:
  • Câu A. Các kim loại Na, K, Ba có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.

  • Câu B. Phương pháp cơ bản điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân nóng chảy muối clorua của chúng.

  • Câu C. Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm giảm dần từ Li & Cs.

  • Câu D. Tất cả các nguyên tố kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước giải phóng khí H2.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu các định nghĩa axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út và Bron-stêt. Lấy các thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu các định nghĩa axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út và Bron-stêt. Lấy các thí dụ minh họa.


Đáp án:

* Theo thuyết A-rê-ni-út:

- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Thí dụ : HCl → H+ + Cl-

CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-

- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.

Thí dụ : NaOH → Na+ + OH-

* Theo thuyết Bron – stêt:

- Axit là chất nhường proton (H+) . Bazơ là chất nhận proton.

Axit ↔ Bazơ + H+

- Thí dụ 1:

CH3COOH + H2O ↔ H3O+ + CH3COO-

- Thí dụ 2:

NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là nguyên tố s, p, d, f?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là nguyên tố s, p, d, f?


Đáp án:

- Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.

- Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.

- Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.

- Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.

Xem đáp án và giải thích
Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 39 g kali kim loại vào 362 g nước bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 39 g kali kim loại vào 362 g nước bằng bao nhiêu?


Đáp án:

K + H2O → KOH + 1/2 H2

Số mol K: nK = 39/39 = 1(mol)

Số mol KOH: nKOH = nK = 1(mol)

Khối lượng KOH là mKOH = 56.1 = 56 (g)

Số mol H2: nH2 = 1/2 nK= 0,5(mol)

Khối lượng dung dịch là mdd = 39 + 362 – 0,5.2 = 400 (g)

Nồng độ C%KOH = 56/400 .100% = 14%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…