Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng: a) Nhôm b) Thủy tinh c) Chất dẻo
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng:

a) Nhôm

b) Thủy tinh

c) Chất dẻo


Đáp án:

a) Ba vật thể được làm bằng nhôm: Ấm đun bằng nhôm, vành xe đạp, chảo nhôm.

b) Ba vật thể được làm bằng thủy tinh: Lọ cắm hoa, ống nghiệm thủy tinh, bình thủy tinh hình nón.

c) Ba vật thể được làm bằng chất dẻo: Bình đựng nước uống tinh khiết, ruột bút bi, bịch nilon.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhiệt độ sôi (độ C) của một số dẫn xuất halogen cho trong bảng sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhiệt độ sôi (độ C) của một số dẫn xuất halogen cho trong bảng sau:

Công thức X=F X=Cl X=Br X=I X = H
CH3 X -78 -24 4 42 -162
CHX3 -82 61 150 Thăng hoa 210 -162
CH3 CH2X -38 12 38 72 -89
CH3 CH2CH2X -3 47 71 102 -42
(CH3 )2CHX -10 36 60 89 -42
C6H5X 85 132 156 188 80

a) Hãy cho biết sự biến đổi nhiệt độ sôi ghi trong bảng có theo quy luật nào không?

b) Hãy ghi nhiệt độ sôi của các hidrocacbon vào cột cuối cùng của bảng và so sánh với nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen tương ứng rồi rút ra nhận xét.


Đáp án:

a) Quy luật biến đổi nhiệt độ sôi

- Ở nhiệt độ thường CH3 F,CH3 Cl,CH3 Br là chất khí; CH3 I là chất lỏng.

- Trong hợp chất RX (R là gốc hidrocacbon , X là halogen)

     + nhiệt độ sôi tăng dần khi X lần lượt được thay thế bằng F, Cl, Br, I

     + nhiệt độ sôi tăng dần khi R tăng.

b) Nhiệt sộ sôi dẫn xuất halogen cao hơn nhiệt độ sôi các ankan tương ứng.

- các hợp chất hữu cơ đồng phân về mạch cacbon thì đồng phân mạch thẳng có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân mạch nhánh do hiệu ứng Van dec Van.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C4H6O4. Biết rằng khi đun X với dung dịch bazo tạo ra hai muối và một ancol no đơn chức mạch hở. Cho 17,7 gam X tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn khan là :

Đáp án:
  • Câu A. 28,9 gam

  • Câu B. 24,1 gam

  • Câu C. 24,4 gam

  • Câu D. 24,9 gam

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a) Cho benzene vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên b) Cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzene, lắc rồi để yên. c) Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm câu b) rồi đun nhẹ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a) Cho benzene vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên

b) Cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzene, lắc rồi để yên.

c) Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm câu b) rồi đun nhẹ.


Đáp án:

a) Benzene không tác dụng với nước brom. Vì vậy khi cho benzene vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên. Chất lỏng trong ống nghiệm sẽ tách thành hai lớp: Lớp chất lỏng trên là dung dịch brom trong benzene có màu vàng (phần này do enzen tan trong brom tạo nên), lớp dưới là nước trong suốt.

b) Khi cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzene, lắc rồi để yên thì tạo thành dung dịch, màu brom sẽ nhạt đi do benzene tan trong brom lỏng.

Lưu ý: brom lỏng là brom nguyên chất là dung môi không phân cực tan tốt trong benzen nên tạo dung dịch đồng nhất.

c) Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm b) rồi đun nhẹ thì hiện tượng quan sát được là: có khí thoát ra, màu brom nhạt dần. Do cấu tạo đặc biệt của benzen nên benzen chỉ tác dụng Br2 khan khi có xúc tác bột sắt. Khí thoát ra là HBr.

Xem đáp án và giải thích
Cho các phát biểu sau: (a) Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp. (b) Có 4 chất trong các chất: phenol, etyl axetat, ancol etylic, axit axetic, lysin tác dụng được với dung dịch NaOH. (c) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol. (d) Protein khi thủy phân hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp các α-amino axit. (e) Dung dịch fructozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các phát biểu sau:

(a) Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.

(b) Có 4 chất trong các chất: phenol, etyl axetat, ancol etylic, axit axetic, lysin tác dụng được với dung dịch NaOH.

(c) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.

(d) Protein khi thủy phân hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp các α-amino axit.

(e) Dung dịch fructozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Số phát biểu đúng là


Đáp án:

(c) Sai vì thủy phân este trong môi trường kiềm có thể tạo muối và ancol/anđehit/xeton/H2O.

(d) Sai vì protein đơn giản thủy phân ra α-amino axit còn protein phức tạp ngoài α-amino axit còn có thêm thành phần protein như chất béo, cacbonhiđrat, …

Số phát biểu đúng là 3.

Xem đáp án và giải thích
So sánh tính chất hoá học của: a. Anken với ankin b. Ankan với ankylbenzen Cho ví dụ minh hoạ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 So sánh tính chất hoá học của:

a. Anken với ankin

b. Ankan với ankylbenzen

Cho ví dụ minh hoạ


Đáp án:

a) So sánh tính chất hóa học anken và ankin:

– Giống nhau:

+ Cộng hiđro ( xúc tác Ni, t0)

CH2=CH2 + H2  -- CH3-CH3

CH≡CH + H2 - CH3-CH3

+ Cộng brom (dung dịch).

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br

CH≡CH + 2Br2 → CHBr2-CHBr­2

+ Cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.

+ Làm mất màu dung dịch KMnO4.

3CH≡CH + 4H2O + 8KMnO4 → 3(COOH)2 + 8MnO2↓ + 8KOH

3CH2=CH2 +2KMnO4+ 4H2O → 3CH2(OH)-CH2(OH) + 2MnO2↓ + 2KOH

– Khác nhau:

+ Anken: Không có phản ứng thế bằng ion kim loại.

+ Ankin: Ank-1-in có phản ứng thế bằng ion kim loại.

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag-CH-CH-Ag↓ (vàng) + 2NH4NO3

b) ankan và ankylbenzen

Giống nhau:

+ phản ứng thế với halogen:

CH3-CH2-CH3 + Cl2     -- CH3-CHCl-CH3 + HCl

C6H5CH3 + Cl2     -- C6H5CH2Cl + HCl

Khác nhau:

+ Ankan có phản ứng tách, còn ankyl benzen thì không

C4H10 → C4H8 + H2

+ ankyl benzen có phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn với dd KMnO4 còn ankan thì không có.

C6H5CH3 + H2  --C6H11CH3

C6H5CH3 +2KMnO4   -- C6H5COOK + 2MnO2↓ + KOH + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…