Hãy ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau: a) Xicloankan là một loại hiđrocacbon mạch vòng [] b) Hiđrocacbon mạch vòng là xicloankan [] c) Công thức phân tử của monoxicloankan là (CH2)n [] d) Công thức phân tử của xicloankan là CnH2n [] e) Công thức phân tử của monoxicloankan là CnH2n [] g) 6 nguyên tử C ở xiclohexan cùng nằm trên 1 mặt phẳng [] h) 6 nguyên tử C xiclohexan không cùng nằm trên 1 mặt phẳng []
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau:

a) Xicloankan là một loại hiđrocacbon mạch vòng []

b) Hiđrocacbon mạch vòng là xicloankan []

c) Công thức phân tử của monoxicloankan là (CH2)n []

d) Công thức phân tử của xicloankan là CnH2n []

e) Công thức phân tử của monoxicloankan là CnH2n []

g) 6 nguyên tử C ở xiclohexan cùng nằm trên 1 mặt phẳng []

h) 6 nguyên tử C xiclohexan không cùng nằm trên 1 mặt phẳng []


Đáp án:

a) Đ

b) S

c) Đ (n ≥ 3)

d) S

e) Đ

g) S

h) Đ

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Số nguyên tử oxi trong phân tử glixin là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Số nguyên tử oxi trong phân tử glixin là


Đáp án:

Glixin: H2NCH2COOH => có 2O

Số nguyên tử oxi trong phân tử glixin là 2.

Xem đáp án và giải thích
Oxi hóa hoàn toàn 4,92g một hợp chất A chứa C, H, O, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 đặc tăng thêm 1,81mg, bình chứa KOH tăng thêm 10,56g. Ở thí nghiệm khác, khi nung 6,15g hợp chất A với CuO thì thu được 0,55l (đktc) khí N2. Hàm lượng phần trăm của Oxi trong A là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hóa hoàn toàn 4,92g một hợp chất A chứa C, H, O, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 đặc tăng thêm 1,81mg, bình chứa KOH tăng thêm 10,56g. Ở thí nghiệm khác, khi nung 6,15g hợp chất A với CuO thì thu được 0,55l (đktc) khí N2. Hàm lượng phần trăm của Oxi trong A là bao nhiêu?


Đáp án:

mbình 1 tăng = mH2O = 1,81 ⇒ mH = 0,2g

mbình 2 tăng = mCO2 = 10,56g ⇒ mC = 2,88g

Nung 6,15g A ⇒ 0,55l N2

⇒ Nung 4,92g A ⇒ (4,92/6,15). 0,55 = 0,44l N2 ⇒ mN = 0,55g

⇒ mO = mA – mC – mH – mN = 1,29g

⇒ %mO = 1,29 : 4,92 .100% = 26,215%

Xem đáp án và giải thích
Bài toán tìm khối lượng chất rắn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp gồm 18,56 gam Fe3O4 và 7,68 gam Cu vào 600 ml dung dịch HCl 1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và còn lại x gam rắn không tan. Giá trị của x là:

Đáp án:
  • Câu A. 2,88 gam

  • Câu B. 2,56 gam

  • Câu C. 4,04 gam

  • Câu D. 3,84 gam

Xem đáp án và giải thích
Để có 1 tấn thép (98% Fe) cần dùng bao nhiêu tấn quặng hematit nâu (Fe2O3.2H20) ? Hàm lượng hematit nâu trong quặng là 80%. Hiệu suất quá trình phản ứng là 93%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để có 1 tấn thép (98% Fe) cần dùng bao nhiêu tấn quặng hematit nâu (Fe2O3.2H20) ? Hàm lượng hematit nâu trong quặng là 80%. Hiệu suất quá trình phản ứng là 93%.


Đáp án:

Khối lượng Fe: 1x98/100 = 0,98 tấn

Trong 196 tấn (Fe2O3.2H2O) có 112 tấn Fe

Trong 0,98 tấn Fe có 1,715 tấn (Fe2O3.2H2O)

Khối lượng quặng : 1,715 x 100/80 = 2,144 tấn

Khối lượng quặng thực tế cần dùng: 2,144 x 100/93 = 2,305 tấn

Xem đáp án và giải thích
Bài tập liên quan tới lý thuyết về ăn mòn điện hoá
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm (1): Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm (2): Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm (3): Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng; - Thí nghiệm (4): Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Các thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hoá là:


Đáp án:
  • Câu A. (3), (4).

  • Câu B. (2), (4).

  • Câu C. (1), (2).

  • Câu D. (2), (3).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…