Hãy dùng phương pháp hóa học để giải quyết hai vấn đề sau : a. Rửa lọ đựng anilin b. Khử mùi tanh của cá trước khi nấu. Biết rằng mùi tanh của cá ( đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều chất là trimetylamin) và một số tạp chất khác
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dùng phương pháp hóa học để giải quyết hai vấn đề sau :

a. Rửa lọ đựng anilin

b. Khử mùi tanh của cá trước khi nấu. Biết rằng mùi tanh của cá ( đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều chất là trimetylamin) và một số tạp chất khác


Đáp án:

a. Để rửa lọ đựng anilin trước tiên ta tráng lọ bằng dung dịch axit (ví dụ HCl) rồi rửa lại bằng nước khi đó anilin biến thành muối tan (C6H5NH3Cl) và sẽ bị rửa trôi theo nước.

b. Để khử mùi tanh của cá do các amin gây ra cần xử lí bằng dung dịch có tính axit không độc như giấm ăn rồi rửa lại với nước sạch

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất?


Đáp án:

Cho hai lọ lần lượt tác dụng với nhau :

Cho lọ 1 và lọ 2 nếu xuất hiện kết tủa mà kết tủa tan ngay thì lọ 1 là AlCl3 và lọ 2 là NaOH

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Nếu cho lọ 1 và lọ 2 mà có kết tủa sau một thời gian kết tủa mới tan thì lọ 1 là NaOH và lọ 2 là AlCl3

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu phương pháp phân biệt các khí: oxi và hiđro?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu phương pháp phân biệt các khí: oxi và hiđro?


Đáp án:

- Lấy khí vào lọ (lấy mẫu thử).

- Đưa đầu que đóm còn tàn đỏ vào từng lọ.

+ Mẫu thử nào làm que đóm còn tàn đỏ bùng cháy đó chính là oxi.

+ Mẫu thử không có hiện tượng xuất hiện là khí hiđro.

Xem đáp án và giải thích
Cho các dung dịch: Glucozơ, glixerol, fomandehit, etanol. Thuốc thử nào có thể phân biệt được cả 4 dung dịch trên ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch: Glucozơ, glixerol, fomandehit, etanol. Thuốc thử nào có thể phân biệt được cả 4 dung dịch trên ?


Đáp án:

PTHH:

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O

C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH --t0--> C5H11O5COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O

HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH → Na2CO3 + 2Cu2O↓ (đỏ - gạch) + 6H2O

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết sự khác nhau giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể ion. Lấy ví dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết sự khác nhau giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể ion. Lấy ví dụ minh họa.


Đáp án:

Sự khác nhau giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể ion:

Tinh thể nguyên tử: Các nguyên tử nằm ở nút mạng tinh thể, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Vì vậy, các tinh thể nguyên tử như kim cương, than chì, gemani, silic,... đều cứng, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy rất cao.

Tinh thể ion: Các ion âm và dương phân bố luân phiên, đều đặn ở nút mạng tinh thể. Các ion này liên kết với nhau bằng liên kết ion. Vì vậy, các tinh thể ion như NaCl, CaF2... đều cứng, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 21,3 gam P2O5 vào nước dư, thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam chất tan?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 21,3 gam P2O5 vào nước dư, thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam chất tan?


Đáp án:

Số mol P2O5 là: nP2O5 = 0,15 mol

Phương trình hóa học:

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

0,15 → 0,3 (mol)

Khối lượng H2PO4 thu được là:

mH3PO4 = nH3PO4.MH3PO4 = 0,3.98 = 29,4gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…