Hãy điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào các dấu chấm:
a) Các protein đều chứa các nguyên tố ...
b) Protein có ở…của người, động vật, thực vật như ...
c) Ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của men, protein ... tạo ra các aminoaxit.
d) Một số protein ... khi đun nóng hoặc cho thêm một số hóa chất.
a) Các protein đều chứa các nguyên tố cacbon, hiđro, oxi, nitơ
b) Protein có ở mọi bộ phận cơ thể của người, động vật, thực vật như trứng, thịt, máu, sữa, tóc, sừng, móng, rễ, thân lá, quả, hạt,…
c) Ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của men, protein thủy phân tạo ra các aminoaxit.
d) Một số protein đông tụ khi đun nóng hoặc cho thêm một số hóa chất.
Tơ visco thuộc loại:
Câu A. Tơ bán tổng hợp
Câu B. Tơ thiên nhiên
Câu C. Tơ tổng hợp
Câu D. Tơ poliamit
Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Giải thích ? Đối với khí hiđro, có làm như thế được không? Vì sao?
- Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để ống nghiệm nằm thẳng đứng, miệng ống nghiệm hướng lên trên vì khí oxi nặng hơn không khí.
- Đối với khí hiđro không làm như thế được vì khí hiđro rất nhẹ so với không khí nên phải đặt ống nghiệm thẳng đứng và miệng ống nghiệm hướng xuống dưới.
Cho sơ đồ của phản ứng sau:
Al + CuO → Al2O3 + Cu
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng, tùy chọn.
a) Phương trình hóa học:
2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu
b) Cứ 2 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử CuO.
Cứ 2 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 1 phân tử Al2O3.
Cứ 1 phân tử Al2O3 được tạo ra cùng với 3 nguyên tử Cu.
Cứ 3 phân tử CuO phản ứng tạo ra 3 nguyên tử Cu.
Đốt 7,8 gam hỗn hợp Al và Mg trong O2 dư, thu được 14,2 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Giá trị của V là
nO = (mX - mKL)/16 = 0,4 mol
=> nH2SO4 = nH2O = nO = 0,4 mol
=> V = 400ml
Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 dung dịch muối (không trùng kim loại cũng như gốc axit) là: clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại Ba, Mg, K, Pb.
a) Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch của muối nào?
b) Nêu phương pháp phân biệt 4 ống nghiệm đó?
a) Ta có các ống nghiệm sau: K2CO3, Pb(NO3)2, MgSO4, BaCl2.
Giải thích. Lọ K2CO3 là phải có vì gốc CO3 2- kết hợp với các gốc kim loại Ba, Mg, Pb đều tạo kết tủa không tạo dung dịch.
b) Phân biệt:
Cho HCl vào 4 dung dịch: K2CO3, Pb(NO3)2, MgSO4, BaCl2.
→Tạo khí: K2CO3
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2↑
Không hiện tượng: Pb(NO3)2, MgSO4, BaCl2: Nhóm A
Cho dd NaCl vào nhóm A:
+ Tạo kết tủa: Pb(NO3)2:
2NaCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2NaNO3
+ Không hiện tượng: MgSO4, BaCl2: Nhóm B
Cho tiếp dd Na2SO4 vào nhóm B:
→ Tạo kết tủa: BaCl2:
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl
→ Không hiện tượng: MgSO4.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet