Hằng số cân bằng KC của một phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

 Hằng số cân bằng KC của một phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Nồng độ.

  • Câu B. Nhiệt độ. Đáp án đúng

  • Câu C. Áp suất.

  • Câu D. Sự có mặt chất xúc tác.

Giải thích:

Chọn B.

Hằng số cân bằng KC chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một oxit tạo thành bởi mangan và oxi, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa mangan và oxi là 55:24. Hãy xác định công thức phân tử của oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một oxit tạo thành bởi mangan và oxi, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa mangan và oxi là 55:24. Hãy xác định công thức phân tử của oxi.


Đáp án:

  Gọi công thức tổng quát của oxit: MnxOy

   Theo đề bài ta có: mMn/mO = 55x/16y = 55/24

=> x/y = 2/3

   Vậy công thức phân tử của oxit là Mn2O3.

Xem đáp án và giải thích
Cho một miếng photpho vào 600 gam dung dịch HNO3 18,9%. Phản ứng tạo H3PO4 và NO. Dung dịch sau phản ứng có tính axit và phải trung hòa bằng 3 lít dung dịch NaOH 1M. Khối lượng miếng photpho ban đầu là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một miếng photpho vào 600 gam dung dịch HNO3 18,9%. Phản ứng tạo H3PO4 và NO. Dung dịch sau phản ứng có tính axit và phải trung hòa bằng 3 lít dung dịch NaOH 1M. Khối lượng miếng photpho ban đầu là bao nhiêu?


Đáp án:

nHNO3 = 1,8 mol

3P (x) + 5HNO3 (5x/3) + 2H2O → 3H3PO4 (x mol) + 5NO

nHNO3dư = 1,8 – 5x/3

nNaOH = nHNO3 + 3nH3PO4 = 1,8 – 5x/3 + 3x = 3

⇒ x = 0,9 ⇒ mP = 27,9 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho 8,9 gam alanin (CH3CH(NH2)COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Khối lượng muối thu dược là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 8,9 gam alanin (CH3CH(NH2)COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Khối lượng muối thu dược là?


Đáp án:

m = [8,9 : 89] .111 = 11,1 gam

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hóa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hóa?


Đáp án:

Lấy sự ăn mòn sắt làm thí dụ:

- Trong không khí ẩm, trên bề mặt của lớp sắt luôn có một lớp nước rất mỏng đã hòa tan O2 và CO2 trong khí quyển tạo thành một dung dịch chất điện li.

- Sắt và các tạp chất (chủ yếu là cacbon) cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số pin rất nhỏ mà sắt là cực âm và cacbon là cực dương.

- Tại cực âm : sắt bị oxi hóa thành ion Fe2+: Fe → Fe2+ + 2e

Các electron được giải phóng chuyển dịch đến cực dương.

-Tại vùng cực dương : O2 hòa tan trong nước bị khử thành ion hiđroxit.

O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Các ion Fe2+ di chuyển từ vùng anot qua dung dịch điện li yếu đến vùng catot và kết hợp với ion OH- để tạo thành sắt (II) hiđroxit. Sắt (II) hiđroxit tiếp tục bị oxi hóa bởi oxi của không khí thành sắt (III) hiđroxit.

Chất này bị phân hủy thành sắt II oxit.

 

Xem đáp án và giải thích
Cho 5,68 gam P2O5 vào cốc chứa 50 gam H2O thu được dung dịch axit photphoric (H3PO4). Tính khối lượng dung dịch axit tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,68 gam P2O5 vào cốc chứa 50 gam H2O thu được dung dịch axit photphoric (H3PO4). Tính khối lượng dung dịch axit tạo thành.


Đáp án:

Phương trình hóa học: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:

mP2O5 + mH2O = mdd axit 

mdd axit = 50 + 5,68 = 55,68 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…