Câu A. 0,275M. Đáp án đúng
Câu B. 0,320M.
Câu C. 0,225M.
Câu D. 0,151M.
H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k) Ban đầu 2 1,6 Phản ứng x ----------> x -------------> 2x ; nH2 = 4/2 = 2 mol; nÌ = 406,4 /254 = 1,6 mol; Kcb = [HI]2/[H2].[I2] = 53,96; Thế số => x = 1,375 (nhận) hoặc x = 2,5 (loại) (đk: x < 1,6) Vậy nồng độ của HI = 2x/ 10 =0,275M.
Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-
Độ điện li α của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào?
a) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl.
b) Khi pha loãng dung dịch.
c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH.
Xét cân bằng: CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-
a) Khi thêm HCl nồng độ [H+] tăng ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch tạo CH3COOH ⇒ số mol H+ và CH3COO- điện li ra ít ⇒ α giảm.
b) Khi pha loãng dung dịch, các ion dương và ion âm ở cách xa nhau hơn ít có điều kiện để va chạm vào nhau để tạo lại phân tử ⇒ α tăng.
α = căn bậc 2 của [KA/C]
Như vậy, V tăng ⇒ C = n/V giảm và KA không đổi
⇒ KA/C tăng ⇒ α tăng.
c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH, ion OH- điện li ra từ NaOH sẽ lấy H+ :
H+ + OH- → H2O, làm nồng độ H+ gảm ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận ⇒ số mol H+ và CH3COO- điện li ra nhiều ⇒ α tăng.
Hợp chất H có công thức MX2 trong đó M chiếm 140/3% về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là gì?
Tổng số proton trong MX2 là 58 hạt → ZM + 2.ZX = 58
Trong hạt nhân M có số notron nhiều hơn số hạt proton là 4 hạt → -ZM + NM = 4
Trong hạt nhân X, số notron bằng số proton → ZX = NX
MA = ZM + NM + 2.ZX + 2.NX = (ZM + 2.ZX ) + NM + 2NX= 58 + NM + 58 - ZM = 116 + NM- ZM
M chiếm 46,67% về khối lượng → ZM + NM = 7.(116 + NM - ZM)/15 → 22ZM + 8NM\
Cấu hình electron của M là [Ar]3d64s2.
Cho 20 g hỗn hợp gồm ba amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch , cô cạn dung dịch thu được 31,68 g hỗn hợp muối. Nếu amin trên được trộn theo tỉ lệ số mol 1: 10: 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của ba amin là
số mol của amin = (31,68-20)/36,5 =0,32 (mol);
Mamin = 20/0,32 = 62,5
=> C2H7N, C3H9N, C4H11N
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào các dấu [ ] ở mỗi câu sau:
a) Giấm ăn làm đỏ quỳ tím. [ ]
b) Nước ép từ quả chanh không hoà tan được CaCO3. [ ]
c) Dùng axit axetic tẩy sạch được cặn bám ở trong phích nước nóng. [ ]
d) Phản ứng của axit axetic với etanol là phản ứng trung hoà. [ ]
a) Đ
b) S
c) Đ
d) S
Phát biểu các định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm theo nồng độ H+ và pH.
Môi trường axit là môi trường trong đó [H+] > [OH-] hay [H+] > 10-7M hay pH < 7
Môi trường bazơ là môi trường trong đó [H+] < [OH-] hay [H+] < 10-7M hay pH > 7
Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH-] hay [H+] = 10-7M hay pH = 7
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet