Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol (rượu) đơn chức X thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Oxi hoá m gam X (có xúc tác) thu được hỗn hợp Y (H = 100%). Cho Y tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 30,24 gam Ag. Số mol anđehit trong Y là
Câu A. 0,04 mol. Đáp án đúng
Câu B. 0,05 mol.
Câu C. 0,06 mol.
Câu D. 0,07 mol.
nCO2 = 0,1 mol. nH2O = 0,2 mol Þ ancol no, đơn chức. Þ n(ancol) = nH2O - nCO2 = 0,1mol. Þ CH3OH Ta có: 4nCH3OH > nAg = 0,28 mol > 2nCH3OH Nên khi oxi hóa CH3OH ta được HCHO và HCOOH. Þ nHCHO + nHCOOH = nCH3OH = 0,1 (1) 4nHCHO + 2nHCOOH = nAg = 0,28 (2) 1,2 Þ nHCHO = 0,04 và nHCOOH = 0,06 Đáp án: A
Các câu sau đây đúng hay sai?
a) Sự đốt cháy natri trong khí clo là một phản ứng oxi hóa - khử.
b) Na2O bao gồm các ion Na2+ và O2-.
c) Khi tác dụng với CuO, CO là chất khử.
d) Sự oxi hóa ứng với sự giảm số oxi hóa của một nguyên tố.
e) Sự khử ứng với sự tăng số oxi hóa của một nguyên tố.
Câu đúng là a, c
a) 4Na + O2 -to→ 2Na2O
c) CuO + CO -to→ Cu + CO2 ( C+2 → C+4 + 2e: chất khử, sự oxi hóa)
Câu sai là b, d, e:
b) Na2O bao gồm các ion Na+ và O2-
d) Sự oxi hóa ứng với sự tăng số oxi hóa
e) Sự khử ứng với sự giảm số oxi hóa
Khi tách hiđro của 66,25 kg etylbenzen thu được 52,00 kg stiren. Tiến hành phản ứng trùng hợp toàn bộ lượng stiren này thu được hỗn hợp A gồm polistiren và phần stiren chưa tham gia phản ứng. Biết 5,20 gam A vừa đủ làm mất màu của 60,00 ml dung dịch brom 0,15M.
a. Tính hiệu suất của phản ứng tách hiđro của etylbenzen.
b. Tính khối lượng stiren đã trùng hợp.
c. Polistren có phân tử khối trung bình bằng 3,12.105. Tính hệ số trùng hợp trung bình của polime.
nBr2 = 0,06.0,15 = 0,009(mol)
Theo định luật bảo toàn khố lượng: mA = msriren = 52,00 (kg) = 52.103 (g)
Theo đề bài: 5,2 g A tác dụng vừa đủ với 0,009 mol Br2
52.103g A tác dụng vừa đủ với 90 mol Br2
Theo (3): nstiren = nBr2 = 90(mol)
mstiren = 90.104 = 9360(g) = 9,36(kg)
Khối lượng stiren đã tham gia trùng hợp = mA - mstiren = 52 - 9,36 = 42,64 (kg)
c. Hệ số trùng hợp là: n = 312000 : 104 = 3000
Câu A. Tinh bột, xenlulozo, saccarozo
Câu B. Tinh bột, saccarozo, fructozo
Câu C. Tinh bột, xenlulozo, fructozo
Câu D. Tinh bột, xenlulozo, glucozo
Hãy phân tích biệt khí CO và khí H2 bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học của phản ứng để minh họa.
Cách 1. Đốt cháy khí rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong dư. Mẫu tạo tủa là CO2⇒CO. Mẫu còn lại là H2
CO + O2 → CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Cách 2. Cho hai mẫu thử tác dụng với PdCl2, mẫu tạo kết tủa đen là CO mẫu còn lại là H2
PdCl2+CO+H2O → Pd↓ (đen) + CO2↑ + 2HCl
Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông cạnh các câu sau:
a) Hợp chất C6H5- CH2-OH không thuộc loại hợp chất phenol mà thuộc ancol thơm.
b) Ancol etylic có thể hòa tan tốt phenol, nước.
c) Ancol và phenol đều có thể tác dụng với natri sinh ra khí hidro.
d) Phenol có tính axit yếu nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
e) Phenol tan trong dung dịch NaOH là do đã phản ứng với NaOH tạo thành muối tan.
g) Phenol tan trong dung dịch NaOH chỉ là sự hòa tan bình thường .
h) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
a) Đ
b) Đ
c) Đ
d) Đ
e) Đ
g) S
h) S
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB