Halogen
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Halogen là những chất oxi hóa yếu. (2). Khả năng oxi hóa của các halogen giảm từ flo đến iot. (3). Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hóa : ‒1, +1, +3, +5, +7. (4). Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hóa học. (5). Các nguyên tử halogen có cấu hình e lớp ngoài cùng là np5 ns2. (6). Các ion F‒, Cl‒, Br‒, I‒ đều tạo kết tủa với Ag+. (7). Các ion Cl‒, Br‒, I‒ đều cho kết tủa màu trắng với Ag+. (8). Có thể nhận biết ion F‒, Cl‒, Br‒, I‒ chỉ bằng dung dịch AgNO3. (9). Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl‒ mới tạo kết tủa với Ag+. Số phát biểu sai là:

Đáp án:
  • Câu A. 6 Đáp án đúng

  • Câu B. 7

  • Câu C. 8

  • Câu D. 5

Giải thích:

(1). Sai. Theo SGK lớp 10 halogen là những chất oxi hóa mạnh. (2). Đúng. Theo SGK lớp 10. (3).Sai. Trong các hợp chất thì F chỉ có số oxi hóa – 1. Còn các nguyên tố halogen khác có thể có thêm các số oxi hóa +1, +3, +5, +7. (4). Đúng. Vì chúng cùng thuộc một phân nhóm chính. (5). Sai. Các nguyên tử halogen có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2 np5. (6). Sai. Vì AgF là chất tan. (7). Sai. AgCl kết tủa trắng, AgBr kết tủa vàng nhạt, AgI kết tủa vàng đậm. (8). Đúng. Theo các nhận xét (6) và (7). (9). Sai. Ngoài ion Cl‒ còn có ion Br− và I− .

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Cu(NO3)2 (trong đó số mol Cu bằng số mol CuO) vào 350 ml dung dịch H2SO4 2M loãng, thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất, và có khí NO thoát ra. Phần trăm khối lượng Cu trong X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Cu(NO3)2 (trong đó số mol Cu bằng số mol CuO) vào 350 ml dung dịch H2SO4 2M loãng, thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất, và có khí NO thoát ra. Phần trăm khối lượng Cu trong X 


Đáp án:

nCu = nCuO = a mol và nCu(NO3)2 = b mol

→ nCuSO4 = 2a + b = 0,7 mol

Bảo toàn N → nNO = 2b mol

Bảo toàn electron → 2a = 3. 2b

→ a = 0,3 mol và b = 0,1 mol

→ %mCu = 30,97%

Xem đáp án và giải thích
Trạng thái tự nhiên của Lti là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trạng thái tự nhiên của Lti là gì?


Đáp án:

- Liti trong tự nhiên là hỗn hợp của 2 đồng vị ổn định 6Li và 7Li với 7Li là phổ biến nhất (92,5% trong tự nhiên).

- Liti do tính hoạt động hóa học cao nên chỉ có thể tìm thấy trong tự nhiên trong dạng các hợp chất. Nó tạo thành một phần nhỏ của các loại đá cuội và cũng được tìm thấy trong nước biển.

Xem đáp án và giải thích
Nung hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO trong bình kín không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 2M, thu được dung dịch muối trung hòa. Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO trong bình kín không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 2M, thu được dung dịch muối trung hòa. Giá trị của V là


Đáp án:

Ta có: nAl = 0,1 mol; nFeO = 0,15 mol

Hỗn hợp X gồm: Al2(SO4)3: 0,05 mol và FeSO4 : 0,15 mol

=> nH2SO4 = 0,3 mol

=> CM = 0,15 lít

Xem đáp án và giải thích
Khi phân hủy thuốc tím KMnO4 (chất rắn, màu tím đậm) ở nhiệt độ cao, thuốc tím phân hủy thành kali mangannat K2MnO4 (rắn), mangan đioxit MnO2 (rắn) và khí oxi. - Viết phương trình hoá học của phản ứng trên. - So sánh khối lượng của chất rắn thu được sau phản ứng với khối lượng của chất rắn ban đầu. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi phân hủy thuốc tím KMnO4 (chất rắn, màu tím đậm) ở nhiệt độ cao, thuốc tím phân hủy thành kali mangannat K2MnO4 (rắn), mangan đioxit MnO2 (rắn) và khí oxi.

- Viết phương trình hoá học của phản ứng trên.

- So sánh khối lượng của chất rắn thu được sau phản ứng với khối lượng của chất rắn ban đầu. Giải thích.





Đáp án:

Phương trình hoá học:

Khối lượng của chất rắn sau khi phản ứng nhỏ hơn khối lượng của chất rắn ban đầu vì mất đi một lượng khí oxi hay ta có phương trình về khối lượng của các chất phản ứng và sản phẩm phản ứng như sau:

mchất phản ứng = mchất rắn sau phản ứng  + mchất khí

mchất rắn sau phản ứng = mchất phản ứng  - mchất khí




Xem đáp án và giải thích
Hãy dùng một hóa chất để nhận biết 5 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng các dung dịch sau: K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)2, FeCl3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dùng một hóa chất để nhận biết 5 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng các dung dịch sau:

K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)2, FeCl3


Đáp án:

Trích mẫu thử, đánh số thứ tự từ 1 đến 5, sau đó nhỏ dd NaOH vào 5 mẫu thử.

Trường hợp xuất hiện khí mùi khai bay ra thì chất ban đầu là (NH4)2SO4

2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O

Trường hợp xuất hiện kết tủa trắng, chất ban đầu là MgSO4:

MgSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Mg(OH)2

Trường hợp xuất hiện kết tủa keo trắng, tan dần trong dung dịch kiềm dư thì chất ban đầu là Al2(SO4)3

6NaOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

Trường hợp xuất hiện kết tủa nâu đỏ, chất ban đầu là FeCl3:

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

Trường hợp không có hiện tượng gì xảy ra là K2CO3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…